Số phận hổ Việt Nam trong bảo vệ động vật hoang dã

Google News

Quần thể hổ hoang dã Panthera Tigris ở Châu Á đang bị đe dọa. Theo Tổ Chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN), quần thể hổ tự nhiên của Việt Nam chỉ còn dưới 5 cá thể.
 
 

Tại Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ cao xuất phát từ niềm tin vào các đặc tính chữa bệnh và trừ tà của sản phẩm từ hổ. Về tác dụng y học, sản phẩm từ xương và máu hổ được tiêu thụ do đặc tính có thể chữa bệnh của chúng. Đối với biểu tượng tâm linh, xương sọ, da, móng vuốt và răng nanh của hổ thường được sử dụng như vật trừ tà hoặc trang sức.
Nhằm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ, sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống và quản lý dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học đang là đòi hỏi cấp thiết. Tổ chức TRAFFIC (*) đã thực hiện nghiên cứu điều tra đánh giá thực trạng thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ hổ trong năm 2017 ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích những kết quả thu nhận được tổ chức này đã đưa ra các thông điệp truyền thông nhằm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ hổ ở việt Nam.
So phan ho Viet Nam trong bao ve dong vat hoang da
 Ảnh minh họa.
Phát hiện ghi nhận thông qua khảo sát người tiêu dùng và quảng bá thị trường
Trong khuôn khổ nghiên cứu định tính, TRAFFIC đã phỏng vấn 40 người, bao gồm 30 người tiêu thụ và 10 người không tiêu thụ các sản phẩm từ hổ nhằm điều tra mối liên hệ giữa các nhóm người sử dụng, khảo sát thói quen sử dụng và xác định phương pháp tiếp cận hiệu quả để tác động đến niềm tin và hành vi của họ. Kết quả khảo sát định tính cho thấy, nhóm người tiêu dùng trẻ sẵn sàng thay đổi hành vi, còn nhóm người trên 60 tuổi được cho ít có khả năng thay đổi so với các nhóm tuổi khác. TRAFFIC đã quyết định tập trung vào nhóm người tiêu thụ trong độ tuổi 45-59.để làm rõ nhu cầu và động thái biến động của thị trường..
Trên cơ sở điều tra định tính, TRAFFIC đã thực hiện khảo sát định lượng từ tháng 01/2017 đến 04/21017 với 1120 người tham gia tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Người tham gia khảo sát được phỏng vấn về động cơ, giá trị và thái độ đối với việc mua, sử dụng, biếu tặng và tiêu thụ các sản phẩm từ hổ. Khảo sát định lượng hướng vào các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, với cỡ mẫu đại diện cho dân số đô thị ở Việt Nam (Traffic 2019)
Kế quả phân tích cho thấy, trên 6% số người tham gia khảo sát (72/1120) thừa nhận đã từng mua hoặc sử dụng các sản phẩm từ hổ. Trong số này 28% đã mua sản phẩm trong vòng 12 tháng gần đây, 38% mua sản phẩm từ 1 đến 5 năm ,10% mua trong khoảng từ 5 đến 10 năm và 24% đã mua trên 10 năm.
Về chủng loại mặt hàng từ hổ, 10% số người tham tham gia khảo sát mua móng hổ; 7 % mua nanh hổ, mua móng hổ10% và 83% mua cao hổ cốt. Trong số những người mua sản phẩm từ hổ, có 48% mua cho gia dình, 45% cho chính mình, 7% làm quà biếu cấp trên, 3% tặng bạn bè và 3% còn lại dùng vào những mục đích khác
Đối với thành phần người sử dụng.,kết quả khảo sát cũng đã chỉ ra38% số người sử dụng có độ tuổi từ 45 đến 59, người từ 60 tuổi trở lên chiếm 31%, 23% số người dùng trong độ tuổi 30-44 và nhóm tuổi từ 18 đến 29 chiếm khoảng 8%. Phân theo trình độ học vấn cũng cho thấy: 35 % người sử dụng có trình độ phổ thông cơ sở, 31% đã hoàn thành cấp học trung học phổ thông, 18% có trình độ từ cao đẳng và đại học.
Động cơ tiêu thụ sản phẩm từ hổ gần đây nhất cho thấy: 71% số người sử dụng dùng vào chữa bệnh;6% đeo nanh hoặc móng hổ do tín ngưỡng tâm linh, trừ tà; dùng để trưng bày có 3% và truyền thông chỉ chiếm 2% . 64% số người sử dụng sản phẩm từ hổ đã giới thiệu sản phẩm cho người khác, phần đông là những người trong gia đình. Trong số sản phẩm cụ thể được dùng phổ biến, cao hổ cốt có tỷ trọng cao nhất chiếm tới 81%. Đáng lưu ý trong xu hướng sử dụng sản phẩm từ hổ là chỉ có 17% số người không sử dụng sản phẩm từ hổ cho biết, họ không dùng vì chúng bất hợp pháp.
Khảo sát quảng bá thị trường được ghi nhận trên các trang mạng xã hội và trang thương mại điện tử ngày 27/03 đến 28/04/2018 cho thấy, 187 quảng cáo trực tuyến đã rao bán 1.095 mặt hàng bao gồm móng vuốt, răng nanh, da, cao hổ cốt và thịt hổ …Trong đó, những người sử dụng cao hổ cốt được chọn làm đối tượng mục tiêu do cao hổ cốt là sản phẩm được tiêu thụ phổ biến nhất. TRAFFIC đã sử dụng dữ liệu khảo sát để phát triển các mẫu mục tiêu là đại diện cho người sử dụng.cao hổ cốt. Phân tích kết quả khảo sát, TRAFFIC đã phân nhóm dữ liệu người tiêu thụ và xây dựng các mẫu mục tiêu đại diện cho người sử dụng . Từ đó, cac nhà nghiên cứu cũng đã rút ra: Đối với nhóm người tiêu thụ nam sống ở các thành phố ở độ tuổi 50 (Từ 45 đến 59)
Với trình độ học vấn phổ thông và mức thu nhập trung bình khoảng 860 USD/tháng, nhóm người này có tính cách quảng quảng giao, hướng ngoại; muốn được gia đình, bạn bè kính trọng. Họ mong muốn thành công trong công việc và nêu cao hình ảnh bản thân nên mua sản phẩm từ hổ để biếu tặng gia đình, chữa bệnh hoặc ngâm rượu trưng bày với bạn bè tại các buổi họp mặt.
Từ chức năng dược liệu, nhóm người này thường mua cao hổ cốt để điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh xương khớp và đôi khi sử dụng làm thuốc tăng cường sinh lực nam. Ở khía cạnh cảm xúc xã hội, người tiêu dùng thuộc nhóm này thường biếu tặng cao hổ cốt nhằm vào củng cố và mong nhận được sự tôn trọng của những thành viên lớn tuổi hơn trong gia đình. Ngoài ra, họ muốn trưng bày rượu cao hổ cốt trong nhà để thu hút sự chú ý của mọi người.
Đối với nhóm tiêu dùng là phụ nữ báo cáo của Traffic đã tập trung vào những người ở độ tuổi cuối 40 (từ 45 đến 55) có trình độ học vấn trung học phổ thông, đã kết hôn với mức thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 860 USD (20 triệu VNĐ). Mẫu phụ nữ khảo sát thường là người ân cần, chu đáo và có kiến thức chuyên sâu về thuốc cũng như các phương pháp điều trị sức khỏe, quan tâm đến sức khỏe gia đình, đặc biệt là sức khỏe của cha mẹ. Nhóm người này thường mua cao hổ cốt để điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh xương khớp. Họ biếu tăng các sản phẩm từ hổ nhằm củng cố và mong nhận được sự tôn trọng từ các thành viên lớn tuổi hơn trong gia đình với ý nghĩa kính trọng cha mẹ, muốn được nhìn nhận là một người con gái hiếu thảo
Thông điệp của Traffic và đề xuất của các nhà nghiên cứu và quản lý
Nhằm nhìn nhận đúng thực trạng, những hạn chế ,khó khăn , thách thức và tìm kiếm giải pháp phù hợp trong những nỗ lực bảo tồn hổ và các loài nguy cấp của Việt Nam cũng như triển vọng và cơ hội cải thiện trong tương lai, nhân Ngày Quốc tế Bảo tồn Hổ (29/7), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã phối hợp với Tổ chức Bảo vệ các loài Động vật và vùng Hoang dã (WCS) tổ chức Tọa đàm về số phận “Ông Ba Mươi” và các loài nguy cấp tại Việt Nam “ (Pan Nature 2019)
Trong cuộc toạ đàm này, đại diện của Traffic đã công bố những kết quả nghiên cứu vế người tiêu thụ sản phẩm từ hổ ở Việt Nam. Những phân tích về tiêu thụ sản phẩm dựa trên khảo sát của tổ chức này trong năm 2017.đã làm rõ thực trạng và xu thế tiêu thụ của những nhóm người tiêu dùng trong thị trường Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh đén khuyến cáo truyền thông nhằm giảm thiểu tiêu thụ sản phẩm từ hổ. Đề cập đến đén các giải pháp chuyển tải thông điệp. Báo cáo của Traffic lưu ý đến việc đưa ra các hình ảnh và thông điệp gửi đến từng nhóm đối tượng Theo đó, thông điệp truyền thông cần ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu, dễ nhớ . Việc chuyển tải tới các đối tượng cần cụ thể, minh hoạ rõ ràng, thể hiện sự tôn trọng người tiếp nhận để khơi gợi sự cảm thông và có tác động đến hành vi của người tiêu thụ sản phẩm từ hổ
Đại diện cho các tổ chức Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Traffic Việt Nam, Chương trình Bảo tồn và Phát triển Động vật hoang dã– WWF Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật; tổ chức GIZ…đã có những chia sẻ về hiện trạng quần thể, công tác bảo tồn hổ và các loài nguy cấp ở Việt Nam cũng như các giải pháp bảo tồn những loài này trong tương lai. Đại điện các tổ chức quốc tế và ở trong nước lưu ý, mặc dù chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực nhằm bảo tồn các loài động vật hoang dã, song do nguồn lực còn hạn chế, việc đầu tư chưa đủ khiến việc bảo tồn trên thực địa còn chưa thực chất. Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật còn chưa đủ chặt chẽ để xóa bỏ nạn buôn bán động vật hoang dã, bao gồm cả hổ. Ngoài ra, sinh cảnh sống của hổ và các loài hoang dã hiện đang bị tàn phá, gây khó khăn cho công tác bảo tồn cũng như triển vọng tái thả hổ vào tự nhiên, cần được khắc phục trong thời gian tới..
Phát biểu tại Tọa đàm lần này, Trưởng ban Hợp tác và Phát triển của Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam., Koen Duchateau, đã nhấn mạnh cam kết hỗ trợ và hợp tác của EU với Việt Nam trong công cuộc bảo tồn và chống lại nạn buôn bán ộng vật hoang dã thông qua nhiều chương trình, dự án.
Tổ chức WCS đã giới thiệu và chính thức khởi động Dự án Hợp tác chống tội phạm liên quan đến động vật hoang dã. Dự án sẽ được triển khai ở 7 nước trong khu vực bao gồm Trung Quốc, Malaysia, Lào, Thái, Campuchia, Myanmar và Việt Nam, nhằm hỗ trợ và thúc đẩy nỗ lực của các chính phủ đấu tranh với buôn bán động vật hoang dã thông qua tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội.
Hy vọng từ những vấn đề được nhận dạng, với sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã toàn cầu, đặc biệt là những nỗ lực của chính phủ Việt Nam, môi trường sống của động vật hoang dã sẽ được cải thiện và nhiều loài động vật hoang dã sẽ được ngăn chặn trước nguy cơ tuyệt chủng.
Theo TS. Lê Thành Ý/Sức Khỏe 365