Sóc thường được nhìn thấy ở các công viên, có những con sóc màu đỏ, có những con sóc lại màu xám, sóc trắng cực hiếm khi xuất hiện, bởi tỷ lệ xuất hiện cực thấp, kể cả có xuất hiện, lại rất có khó thể sống sót đến kỳ trưởng thành.
Mới đây, tại một công viên hoang dã ở Aberdeenshire, phía đông bắc Scotland, đã xuất hiện một con sóc trắng, gây xôn xao dư luận. Các chuyên gia nhìn thấy cũng vô cùng kinh ngạc, nói rằng: "Đây thực sự là một điều hiếm thấy, khiến người khác vô cùng thích thú".
Được biết, cách đây vài ngày, có người đã tới khu công viên Royal Deeside để du ngoạn, vô tình, họ bắt gặp một con sóc trắng muốt, đang lang thang giữa những tán cây. Thế nhưng, chỉ kịp chụp vài bức ảnh, chưa kịp lại gần để nhìn kỹ, con sóc trắng đã nhảy nhót rồi biết mất, khiến mọi người ngẩn ngơ.
Mời quý vị xem video: Ngây ngất với 12 loài sen lạ quý hiếm
Sau khi những hình ảnh của con sóc trắng được đăng tải, đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều người, trong đó có cả các nhà động vật học. Cô Gwen Magss, một nhà động vật học, chuyên viên bảo hộ sóc đỏ Scotland cho biết, con sóc trắng này thuộc loài sóc đỏ địa phương, có khả năng là bị bạch tạng.
Cô cũng chia sẻ thêm, khi sóc xám đến Scotland, đã cùng với sóc đỏ địa phương tranh địa bàn sinh sống, số lượng sóc đỏ càng ngày càng giảm. Con sóc trắng này còn tồn tại một cách khỏe mạnh đến khi trưởng thành, cũng là điều rất hiếm thấy.
Thời gian tới, các nhà nghiên cứu sẽ lắp đặt nhiều máy quay hơn, có thể ghi được thêm những hình ảnh của sóc trắng, biết được nó có phải bạch tạng hay không.
Đồng thời, cô Gwen Magss cũng bày tỏ, sự xuất hiện của con sóc trắng thực sự rất quý hiếm, khiến mọi người vô cùng thích thú. Đây cũng là chìa khóa thành công của việc phục hồi sóc đỏ ở vùng Đông Bắc. Sau hơn 30 năm, những con sóc đỏ đã trở lại Aberdeenshire và sinh sôi, phát triển.
Alex Stuart, một nhà nghiên cứu tại Tổ chức đa dạng sinh học Scotland, nói thêm rằng, một số động vật cũng có lông trắng, như chim sẻ, quạ và thậm chí cả nhím, nhưng không phải vì bệnh bạch tạng.
Kiều Dụ (Theo CNT)