Khi thiết bị chính thức hoạt động vào đầu năm 2020, nó sẽ thu được ánh sáng từ hàng ngàn thiên hà mỗi đêm - lên tới 5.000 thiên hà cứ sau 20 phút, trong điều kiện lý tưởng.
Với công cụ này, các nhà nghiên cứu sẽ tạo ra một bản đồ không gian sâu để nghiên cứu năng lượng tối trong suốt lịch sử tiến hóa, phát triển của vũ trụ.
Các nhà khoa học đã cài đặt thiết bị, được gọi là Thiết bị quang phổ năng lượng tối (DESI), trên kính viễn vọng tại Đài quan sát quốc gia Kitt Peak trong khoảng thời gian 18 tháng. Và vào ngày 22/10, DESI hướng ống kính của mình lên bầu trời đêm để thực hiện những quan sát thử nghiệm đầu tiên. Trong vài tháng tới, nhóm thiết bị DESI sẽ được hoàn thành thử nghiệm và bắt đầu khảo sát một cách nghiêm túc.
Chỉ trong 5 năm nữa, thiết bị này dự kiến sẽ thu thập ánh sáng từ 35 triệu thiên hà và 2,4 triệu quasar, hoặc các thiên hà với những tia nước khổng lồ chiếu từ các lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của chúng.
|
Nguồn ảnh: Space. |
DESI sẽ quan sát rất nhiều thiên hà. Các bộ định vị Robotic có thể sắp xếp 5.000 sợi cáp quang vào các vị trí đặt sẵn trong thiết bị chỉ trong vài phút. Mỗi sợi trong số 5.000 sợi, rộng bằng tóc người sẽ thu thập ánh sáng từ các thiên hà trên bầu trời.
Bằng cách thu thập các bước sóng ánh sáng cụ thể từ các thiên hà này, DESI sẽ cho phép các nhà thiên văn học đo các vật thể này di chuyển ra khỏi thiên hà chủ chúng ta nhanh như thế nào, vì sự giãn nở của vũ trụ.
Họ cũng sẽ có thể đo được các thiên hà cách chúng ta bao xa, so với nhau. Từ các vị trí của các thiên hà trên bầu trời và khoảng cách tương đối của chúng, các nhà thiên văn sẽ tạo ra bản đồ 3 chiều về nơi các thiên hà tồn tại nằm trong không gian cách xa tới 11 tỷ năm ánh sáng.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Space)