Hệ thống sao đó có tên MAXI J1621−501, lần đầu tiên xuất hiện trong dữ liệu từ Cuộc Khảo sát thiên hà sâu Swift / XRT.
Hệ sao này chứa cả một ngôi sao bình thường và một ngôi sao neutron, một lỗ đen. Cả sao neutron và lỗ đen đều có thể tạo ra các mẫu tia X không thể đoán trước, khi chúng hấp thụ vật chất từ các ngôi sao đồng hành của chúng, nhưng theo những cách rất khác nhau.
|
Nguồn ảnh: Space. |
Trong lỗ đen, các tia X xuất phát từ vật chất tăng tốc đến tốc độ cực cao và tạo ra ma sát cực lớn khi rơi xuống trọng lực. Trong các ngôi sao neutron - xác chết siêu nặng của các ngôi sao khổng lồ phát nổ nhưng không sụp đổ thành các điểm mà lại phát ra các mô hình tia X xuất hiện qua các vụ nổ nhiệt hạch trên lớp vỏ ngoài.
Một cái gì đó đang khiến các nguyên tử hợp nhất ở phần ngoài cùng của những ngôi sao kỳ lạ này, giải phóng những nguồn năng lượng khủng. Thường quá trình này chỉ tìm thấy sâu bên trong các ngôi sao (cũng như trong lõi của những quả bom hydro mạnh mẽ). Một phần năng lượng đó thoát ra dưới dạng ánh sáng tia X.
Khi vật chất từ một ngôi sao bình thường đập vào một ngôi sao neutron siêu nặng, những vụ nổ nhiệt hạch này tạo ra những đám mây hình nấm đủ sáng để nhìn thấy bằng kính viễn vọng tia X.
Vụ nổ nhiệt hạch này phát ra một mô hình phát Tia X lặp đi lặp lại khoảng 78 ngày một lần.
Hiện các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải nguyên nhân nào tạo ra cơ chế đặc thù đến như vậy.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Phys)