Sự hội ngộ kỳ diệu của chiếc tủ gỗ quý từ thời Khang Hy

Google News

Sự hội ngộ kỳ diệu của 3 phần của chiếc tủ gỗ quý này khiến giới sưu tầm cổ vật không khỏi kinh ngạc.

Su hoi ngo ky dieu cua chiec tu go quy tu thoi Khang Hy

Trong buổi đấu giá kỷ niệm 50 năm của Sotheby's ở Hong Kong, một chiếc tủ ghép họa tiết rồng có từ thời Khang Hy (1662-1722) đã thu hút sự chú ý của mọi người vì kích thước khổng lồ của nó.

Su hoi ngo ky dieu cua chiec tu go quy tu thoi Khang Hy-Hinh-2
Chiếc tủ có từ thời vua Khang Hy - Nguồn ảnh: The Value

Được biết, chiếc tủ này bị chia thành 3 phần riêng biệt sau khi bị đưa ra khỏi Tử Cấm Thành. Sau đó, chúng lần lượt xuất hiện tại ba cuộc đấu giá ở Paris. Vào ngày 9/10 vừa qua, lần đầu tiên 3 phần này được đoàn tụ với nhau, được bán với giá 7 triệu USD. Tủ trên cùng bên trái từng nằm trong bộ sưu tập của Serge Sandberg (1879-1981), còn tủ trên cùng bên phải thì nằm trong một bộ sưu tập tư nhân của Pháp. Tủ chính cũng thuộc một bộ sưu tập tư nhân của Pháp.

Su hoi ngo ky dieu cua chiec tu go quy tu thoi Khang Hy-Hinh-3
Mọi chi tiết trên tủ đều vô cùng tinh tế, trang trọng - Nguồn ảnh: The Value

Tủ được làm hoàn toàn từ loại gỗ tử đàn vô cùng đắt đỏ. Loại gỗ này chủ yếu được trồng ở Ấn Độ và Đông Nam Á và có số lượng hạn chế ở Trung Quốc. Đặc điểm của nó là kết cấu mượt như ngọc bích, thớ mịn và đặc, có mùi thơm thoang thoảng. Thời xưa, đây là loại gỗ được các Hoàng đế nhà Thanh ưa chuộng nhất và không tiếc tiền mua về. Chiếc tủ này được gia công tỉ mỉ, chau chuốt, từng họa tiết rồng ngậm các viên ngọc rực lửa đều vô cùng tinh tế. Có thể thấy nó không chỉ sang trọng mà còn thể hiện được địa vị và quyền lực cao nhất của chủ nhân.

Su hoi ngo ky dieu cua chiec tu go quy tu thoi Khang Hy-Hinh-4
Một chiếc tủ làm bằng gỗ tử đàn có cấu trúc khác biệt đặt trong Bảo tàng Cung điện Bắc Kinh - Nguồn ảnh: The Value
Trước đó cũng có một chiếc tủ của hoàng đế cực kì nổi tiếng có thiết kế, họa tiết tương tự, chỉ khác về cấu trúc, được đặt trong phòng ngủ phía sau Điện Dưỡng Tâm thuộc Bảo tàng Cung điện Bắc Kinh. Chiếc tủ đó được thiết kế để phù hợp với căn phòng từng là nơi ở chính của Hoàng đế Ung Chính (1722 - 1735) và được để lại cho cả những hoàng đế đời sau nữa. 
Theo SHTT&ST