Rất hiếm khi người ta tìm thấy xác loài chim gần như là biểu tượng của người Alaska tại đây, đặc biệt là trong những tháng mùa đông.
Tuy nhiên những năm gần đây, mọi thứ đã thay đổi. Tháng 1/2017, số lượng xác chim puffin dạt bờ lên đến hàng trăm con. Và đáng buồn thay, có vẻ như sắp tới đây cũng không còn là hiện tượng hiếm gặp nữa rồi.
|
Số lượng xác chim puffin dạt bờ lên đến hàng trăm con. |
Theo như một nghiên cứu mới đây do các chuyên gia tại Mỹ thực hiện, hàng trăm xác chim dạt bờ chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, là dấu hiệu của một sự kiện chim chết hàng loạt có khả năng lên đến gần 9000 con.
Kết quả này do nhóm Khảo sát theo dõi chim biển (COASST) của ĐH Washingotn, kết hợp cùng các cộng đồng người dân tại đảo. Mỗi tháng, nhóm này sẽ khảo sát số lượng xác chim puffin đang sống trên đảo và các mảnh vụn dạt bờ, nhằm có thông tin về tình trạng hệ sinh thái tại biển Bering (Alaska).
Như đã nêu, trong quá khứ số lượng chim puffin chết dạt bờ không phải lúc nào cũng cao như vậy. Tính theo tỷ lệ, chỉ có khoảng 1% xác là của chúng thôi. Nhưng trong giai đoạn 10/2016 - 1/2017, có đến 360 xác puffin xuất hiện, với tỉ lệ lên đến 80%.
|
Những con chim này chết do chúng không có đủ dinh dưỡng để phát triển. |
Lý do đau lòng
Các nhà khoa học tìm ra câu trả lời khá dễ dàng. Khám nghiệm tử thi không cho thấy độc tố hay bệnh tật, nhưng những con hải âu cổ rụt này đã mất đi một lượng lớn cơ bắp tại vùng cánh. Có nghĩa, chúng không có đủ dinh dưỡng để phát triển, hay theo một cách khác là chúng đã... chết đói.
Vài trăm con chim chết đói là điều nghiêm trọng, nhưng thực chất cũng không phải quá to tát. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận ra một vấn đề đang lo ngại hơn sau khi phân tích gió và dòng biển. Đó là nếu tình hình này cũng diễn ra với các quần thể chim khác, sẽ có ít nhất 3000 con puffin tử vong vì không đủ thức ăn. Rộng hơn, con số có thể lên đến 8.800 cá thể.
Số lượng chim biển nằm lại đây có thể là bằng chứng cho thấy phân nửa quần thể chim trên các hòn đảo lân cận cũng đã chết. Thậm chí nếu tình hình nghiêm trọng hơn, toàn bộ có thể biến mất.
Hiện tượng chim biển chết hàng loạt này đã từn xảy ra trong quá khứ. Năm 1997, cũng có hàng trăm con hải âu đuôi ngắn (Puffinus tenuirostris) biến mất tại khu vực Đông Nam biển Bering. Nguyên nhân là do số lượng động vật phù du giảm mạnh vì nhiệt độ nước biển tăng lên, dẫn đến chuyện vùng biển này có ít cá hơn, và các loài chim phải trả giá.
Sự kiện tại Alaska lần này cũng có vẻ như đến từ cùng một nguyên nhân. Ngoài ra, những năm gần đây số lượng bão cũng nhiều hơn, khiến chim trở nên kiệt quệ và không đủ sức tồn tại.
Bên cạnh đó, việc nhiệt độ nước biển tại các đại dương phía Bắc tăng lên còn gây ra hiệu ứng domino. Không chỉ chim biển, số lượng cá voi được sinh ra cũng giảm mạnh.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS One .
Theo Helino