Ngày nay, khí hậu của sao Kim khác xa với khí hậu ôn hòa. Hành tinh được che chắn hoàn toàn bởi những đám mây và có bề mặt giống như địa ngục; một hiệu ứng khí nhà kính bao phủ làm cho nhiệt độ nóng hơn 700 độ F (370 độ C).
Nhưng một số nhà khoa học cho rằng, các yêu cầu đối với sự sống có thể đã tồn tại trên sao Kim sớm hơn trong lịch sử của hệ mặt trời. Sao Kim có kích thước và khối lượng tương đương Trái đất và thậm chí có kiến tạo mảng địa chất.
Mặt trời cũng mờ hơn trong thời đại đó, vì vậy Sao Kim mặc dù gần mặt trời hơn Trái đất, nhưng nó nằm trong vùng có thể ở được, hoặc vài khu vực nào đó trên nó có thể có nước lỏng trên bề mặt.
|
Nguồn ảnh: NASA. |
Một số nhà khoa học cho rằng, khả năng cư trú đã biến mất khi bức xạ của mặt trời phát triển mạnh hơn, khiến các đại dương sao Kim bốc hơi và các phân tử nước bị ném vào khí quyển và nhiệt độ tăng cao hơn nữa.
Vào tháng 9/2019, các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard của NASA đã công bố các mô phỏng của một số tình huống cho phép nước lỏng tồn tại trên bề mặt sao Kim từ vào hàng triệu năm, trước khi hiệu ứng bốc hơi này xảy ra.
Nhưng nghiên cứu mới cho thấy rằng, các đại dương nước như vậy chưa từng bao giờ có ở Kim tinh lúc sơ khai, môi trường ấm áp và ẩm ướt dựa trên thành phần hóa học của khí quyển và các khu vực cao hơn của sao Kim cho thấy vùng cao được làm từ dung nham chứ không phải nước.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.
Huỳnh Dũng (theo Space)