Theo phát hiện vũ trụ mới nhất, nguồn sao OGLE-UCXB-01 bao gồm một ngôi sao lùn trắng hoặc sao helium mất khối lượng có đường quỹ đạo phụ thuộc vào lỗ đen gần đó.
Lượng tia X siêu thanh phát ra từ nó vẫn là một hiện tượng mới tới nay vẫn chưa được nghiên cứu.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Trong một bài báo được công bố gần đây, một nhóm các nhà thiên văn học do Paweł Pietrukowicz dẫn đầu đã phát hiện ra nguồn tia X siêu thanh, phát ra từ hệ thống OGLE-UCXB-01 nằm trong khu vực cụm sao hình cầu của Milky Way tên là Djorg 2.
Theo nghiên cứu, OGLE-UCXB-01 có chu kỳ quỹ đạo khoảng 12,79 phút.
Bằng cách phân tích phát xạ tia X từ nguồn này, các nhà thiên văn học đã tìm thấy bằng chứng cho thấy có các quá trình bồi tụ năng lượng tia X đang diễn ra trong hệ thống.
Hơn nữa, các quan sát cho thấy OGLE-UCXB-01 là nguồn sóng hấp dẫn cực mạnh, khiến nó có thể trở thành mục tiêu quan sát tuyệt vời cho các máy dò sóng hấp dẫn tương lai.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.
Huỳnh Dũng (theo Space)