Mới đây, nhóm do Viện nghiên cứu MIT dẫn đầu báo cáo họ đã bắt gặp tiểu hành tinh này có hành động thay đổi màu sắc, trong quang phổ hồng ngoại, từ màu đỏ sang màu xanh.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát thấy một tiểu hành tinh chuyển màu, trong thời gian thực.
|
Nguồn ảnh: NASA. |
"Đó là một bất ngờ rất lớn", Michael Marsset, thuộc Khoa Trái đất, Khoa học Khí quyển và Hành tinh (EAPS) của MIT nói: "Chúng tôi nghĩ rằng đây có thể là tiểu hành tinh 6478 Gault, nhưng ở hiện tại nó mất bụi đỏ, lộ ra các lớp bụi màu xanh tươi, nằm bên dưới của tiểu hành tinh.
Các nhà thiên văn học lần đầu tiên phát hiện ra 6478 Gault vào năm 1988 và đặt tên cho tiểu hành tinh này theo tên nhà địa chất hành tinh Donald Gault. Cho đến gần đây, tảng đá vũ trụ được coi là tương đối trung bình, rộng khoảng 2,5 dặm, cách khoảng 214 triệu dặm tính từ mặt trời.
Bên cạnh đó, hiện tại riêng phần đuôi của 6478 Gault có thể bao gồm hàng chục triệu kg bụi, được tiểu hành tinh tích cực đẩy ra ngoài vũ trụ. Nhưng bằng cách nào? Câu hỏi đã thu hút sự quan tâm của giới thiên văn học trong nhiều năm qua.
"Chúng tôi biết có khoảng một triệu vật thể giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, và có thể có khoảng 20 vật thể đang hoạt động trong vành đai tiểu hành tinh", Marsset nói. "Vì vậy, điều này là rất hiếm."
Sau cùng, nhóm nghiên cứu đã xác định rằng bề mặt của tiểu hành tinh bao gồm chủ yếu là silicat, một vật liệu khô, giống đá, tương tự như hầu hết các tiểu hành tinh khác, và quan trọng hơn nó không giống như hầu hết các sao chổi.
Sao chổi thường đến từ các vùng lạnh hơn của hệ mặt trời. Khi chúng đến gần mặt trời, bất kỳ lớp băng bề mặt nào cũng thăng hoa ngay lập tức hoặc bốc hơi thành khí, tạo ra cái đuôi đặc trưng của sao chổi. Còn nhóm của Marsset đã tìm thấy 6478 Gault là một cơ thể khô, giống đá, điều này có nghĩa là nó có khả năng tạo ra các đuôi bụi bằng một số cơ chế hoạt động khác.
Khi nhóm nghiên cứu quan sát tiểu hành tinh, họ đã phát hiện ra 6478 Gault đang đổi màu trong vùng cận hồng ngoại từ đỏ sang xanh.
"Chúng tôi chưa bao giờ thấy một sự thay đổi mạnh mẽ như thế này trong một khoảng thời gian ngắn như vậy", đồng tác giả DeMeo nói.
Tiểu hành tinh có thể quay đủ nhanh để đánh bật các lớp bụi khỏi bề mặt của nó, thông qua lực ly tâm tuyệt đối, tạo nên hiện tượng quay tròn.
Hiện tượng quay tròn này được gọi là hiệu ứng YORP (hay, hiệu ứng Yarkovsky-O "Keefe-Radzievskii-Paddack, được đặt theo tên của các nhà khoa học đã phát hiện ra nó), đề cập đến hiệu ứng của bức xạ mặt trời, hoặc photon, trên các vật thể nhỏ, gần đó chẳng hạn như các tiểu hành tinh.
Trong khi các tiểu hành tinh phản xạ phần lớn bức xạ này trở lại không gian, một phần của các photon này được hấp thụ, sau đó được phát ra dưới dạng nhiệt và cũng là động lượng. Điều này tạo ra một lực nhỏ, qua hàng triệu năm có thể khiến tiểu hành tinh quay tròn nhanh hơn và đổi màu liên tục.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.
Huỳnh Dũng (theo Phys)