Sửng sốt công bố mới về dấu hiệu nhận sự sống ngoài hành tinh

Google News

(Kiến Thức) - Khi tìm kiếm dấu hiệu sự sống ngoài hành tinh, các nhà khoa học chủ yếu tập trung vào nơi có nước. Nghiên cứu mới cho rằng các yếu tố "sinh học" khác như phốt pho, và molypden có thể giúp đánh giá tiềm năng sự sống mới ngoài vũ trụ.

Trước giờ, trên Trái đất, các yếu tố được xem là chìa khóa tạo nên sự sống có trong đại dương có thể bao gồm nitơ và phốt pho. Nitơ là cần thiết để tạo ra protein, và cả nitơ và phốt pho là thành phần quan trọng của DNA và RNA.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, lượng phốt pho có dày đặc trong các đại dương từ khoảng 635 triệu đến 800 triệu năm trước, điều này từng có thể giúp hỗ trợ sự tiến hóa của động vật trên Trái đất.

 Nguồn ảnhL Phys.

Nghiên cứu thêm về sự sống ngoài hành tinh, các nhà nghiên cứu nhận thấy, bức xạ từ sao Mộc liên tục chiếu lên bề mặt của mặt trăng vệ tinh Europa, tạo ra các phân tử được gọi là chất oxy hóa, những chất oxy hóa này có thể xâm nhập vào biển nằm ẩn bên dưới bề mặt của Europa, nơi chúng có thể phản ứng với sunfua, và làm cho nước biển có tính axit cao.

Như vậy, các nhà nghiên cứu cho biết, Europa có thể có đủ phốt-pho để hỗ trợ sự sống, mặc dù các đại dương có tính axit cao có thể làm xáo trộn cơ hội cho sự sống đang ẩn mình bên dưới bề mặt.

Ngoài ra, có một nghiên cứu trước đây cho rằng, các kim loại vi lượng như molypden, mangan và coban cũng có thể chứng minh tính sinh học đặc thù nằm bên dưới đại dương tiềm ẩn.

Mời quý vị xem video: 10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ

“Molybdenum đóng một vai trò quan trọng trong một số quá trình hoạt hóa enzyme, đáng chú ý nhất là trong việc cố định nitơ” - tức là phá vỡ các liên kết hóa học mạnh mẽ, giữ nguyên tử nitơ theo cặp trong khí quyển Europa và “cố định” các nguyên tử nitơ đơn, thành các phân tử hữu cơ quan trọng bên dưới bề mặt Europa, Lingam nói.

Ngoài ra, molypden "ảnh hưởng đến tổng hợp protein cũng như sự trao đổi chất và tăng trưởng ở nhiều sinh vật sống tồn tại bí ẩn trên Europa", ông giải thích.

Huỳnh Dũng (theo Phys)