Thông qua quan sát của Hubble, các nhà thiên văn học từ nhiều trường đại học quốc tế phát hiện ra sự phát xạ ánh sáng hồng ngoại bất thường xung quanh một ngôi sao neutron có tên là RX J0806.4-4123.
Theo các nhà thiên văn học, đây là lần đầu tiên loại phát xạ này được phát hiện gần một ngôi sao neutron.
Các nhà thiên văn học đưa ra giả thuyết rằng, vì sao neutron là tàn dư của một ngôi sao tự sụp đổ và chết, nên các khí thải lạ có thể được tạo ra bởi các mảnh vỡ tích tụ.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Do RX J0806.4-4123 được phân loại là một pulsar (sao xung), là một ngôi sao neutron quay, nên các nhà thiên văn học tin rằng các mảnh vỡ xung quanh của các vật thể vũ trụ đang tương tác với chuyển động quay của nó.
Một giả thuyết cho rằng, lượng khí thải phát xạ bất thường là do khi một ngôi sao neutron tạo ra gió pulsar, được hình thành khi sự quay của một ngôi sao neutron làm cho điện trường tăng tốc chuyển động các hạt vũ trụ nhất định.
Khi ngôi sao neutron di chuyển qua vật chất và bức xạ hiện có trong không gian, gió xung điện của nó tương tác với các vật liệu vũ trụ này, gây ra sự phát xạ ánh sáng hồng ngoại kéo dài.
Các hạt tích điện bị sốc sau đó sẽ phát ra bức xạ synchrotron, gây ra tín hiệu hồng ngoại mở rộng mà chúng ta đã nhìn thấy.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Space)