Thêm quan điểm mới về vũ trụ xa xôi từ dòng oxy

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học của ĐH Leiden và Texas (Austin, Hoa Kỳ) khám phá ra cách mới để lập bản đồ các thiên hà xa xôi. Họ dựa vào cách quan sát dấu vân tay của dòng phát xạ phân tử oxy trong một thiên hà xa xôi.  

Để khám phá, các nhà khoa học đã sử dụng một vạch quang phổ oxy nguyên tử. Thông thường, đường quang phổ này không thể chụp được bằng kính viễn vọng mặt đất nhưng gần đây, một công cụ được phát triển ở Hà Lan đã thực hiện được phép đo này.
Them quan diem moi ve vu tru xa xoi tu dong oxy

Nguồn ảnh: Popular Mechanics 

Các nhà nghiên cứu đã phải nhắm kính viễn vọng trong hai giờ ở một nơi để phát hiện thiên hà G09.83808. Thiên hà này bắt nguồn từ một tỷ năm sau vụ nổ Big Bang. Do đó, nó thuộc về các thiên hà lâu đời nhất trong vũ trụ.
Trong tương lai, các nhà nghiên cứu muốn lập bản đồ các thiên hà xa hơn nữa dựa trên đường phát xạ nguyên tử oxy. Họ đã tính toán rằng, đài thiên văn ALMA ở Chile có thể chỉ cần mười đến mười lăm phút để thấy một thiên hà xa xôi một cách chi tiết.
Trong những năm gần đây, các nhà thiên văn học đã khám phá ngày càng nhiều thiên hà trong vũ trụ sơ khai. Để biết chi tiết về các tình huống xảy ra tại thời điểm đó, chúng ta cần nghiên cứu với các vạch quang phổ nguyên tử. Cho đến nay, các nhà thiên văn học đã sử dụng các dòng carbon bị ion hóa để nghiên cứu nhưng đối tượng này rất khó để diễn giải các luận điểm về vũ trụ hiện đại.

Video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn: Cuộc sống thực


Huỳnh Dũng (theo Space)