Thiên hà này cách chúng ta 12,8 tỷ năm ánh sáng, lớn như thiên hà Milky Way và chứa một lỗ đen siêu lớn nặng ít nhất một tỷ lần so với khối lượng Mặt trời chúng ta.
Tiến sĩ Goto tuyên bố: "Thật đáng ngạc nhiên khi một thiên hà khổng lồ sâu thẳm như vậy lại lưu trữ một lỗ đen lớn gấp một tỷ lần so với Mặt trời. Thiên hà và lỗ đen này phải đã hình thành rất nhanh và đã rất lâu trong vũ trụ sơ khai".
|
Nguồn ảnh: Scientific American
|
Kiến thức về các thiên hà chủ cùng các lỗ đen siêu lớn trong nó rất quan trọng để hiểu được các bí ẩn lâu đời về cách các thiên hà và lỗ đen phát triển cùng nhau.
Cho đến nay, việc nghiên cứu các thiên hà chủ trong vũ trụ xa xôi là vô cùng khó khăn vì ánh sáng chói lóa từ vùng lân cận của lỗ đen khiến việc nhìn thấy ánh sáng mờ nhạt từ thiên hà chủ trở nên khó hơn nhiều.
Để có được kết luận này, Đài thiên văn W. M. Keck, núi Mauna Kea ở Hawaii đã nhận diện 40% ánh sáng cận hồng ngoại quan sát được (ở bước sóng 9100 Angstroms) từ chính thiên hà chủ và 60% là từ các đám mây vật chất xung quanh được chiếu sáng bởi lỗ đen.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Newscientist)