Theo tờ Science Alert, nhóm nhà khoa học từ Mỹ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Italy, Israel và Gruzia công bố mới đây về việc phát hiện cộng đồng người sống tại miền Nam Caucasus, Gruzia đã uống rượu vang nho từ trước đó rất lâu, cách đây hơn 8.000 năm.
|
Bình gốm cổ nghi chứa rượu vang nho. |
Trước đó họ tìm thấy nhiều mảnh vỡ từ những chiếc bình gốm cổ cỡ lớn có thể chứa tới 300 lít nước. Bên ngoài những bình gốm này có trang trí các họa tiết liên quan tới nho.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu suốt 4 năm tại hai di chỉ khảo cổ ở Gadachrili Gora và Shulaveris Gora, cách thủ đô Tbilisi của Gruzia khoảng 50km về phía Nam.
MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ XEM VIDEO: Manh mối kho báu 3.000 năm của vị vua giàu nhất lịch sử
Chuyên gia Stephen Batiuk, trường Đại học Toronto, Canada cho biết họ đã sử dụng những công nghệ mới để kiểm tra những mảnh vỡ của bình gốm cũng như các vết cặn bên trong bình.
Qua phân tích hóa học đã xác định được axit tartaric, dấu vân tay, nho và rượu. Ngoài ra, còn có 3 loại axit hữu cơ là axit malic, axit succinic và axit citric trong cặn bên trong chiếc bình này.
Qua đó cho thấy việc uống rượu làm từ nho đã xuất hiện từ thời kỳ đồ đá mới, khoảng năm 6.000 TCN.
Theo ông Batiuk vào thời kỳ đồ đá mới người dân trồng nho với năng suất cao, dưới điều kiện môi trường tương tự điều kiện hiện nay ở Pháp và Italy.
Rượu đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống xã hội thời bấy giờ và việc chế tác đồ gốm sứ cũng được ra đời trong thời kỳ này.
Phát hiện này được đánh giá là quan trọng khác biệt. Từ trước tới nay, rượu vang nho cổ xưa nhất được tìm thấy ở khu vực núi Zagros của Iran vào năm 5.400 - 5.000 TCN (cách đây khoảng 7.000 năm).
Theo Hoàng Dung/Infonet