Tinh vân mòng biển vừa được chụp bởi Kính viễn vọng Khảo sát VLT của ESO (VST), cho thấy các vật thể thiên văn riêng lẻ tạo nên hình thù của con mòng biển khổng lồ.
VST là một trong những kính viễn vọng khảo sát lớn nhất trên thế giới có thể quan sát bầu trời dưới ánh sáng khả kiến.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Thành phần chính của tinh vân Seagull là ba đám mây khí lớn, đặc biệt nhất là vùng Sharazed 2-296 và 2-292, tạo thành "đôi cánh". Trải dài khoảng 100 năm ánh sáng, phần cánh Sh2-296 hiển thị vật liệu phát sáng và làn đường bụi tối đan xen giữa những ngôi sao sáng.
Đó là một ví dụ tuyệt đẹp về một tinh vân phát xạ, trong trường hợp này là vùng HII, biểu thị sự hình thành tích cực của các ngôi sao mới, có thể nhìn thấy trong hình ảnh này.
Chính bức xạ phát ra từ những ngôi sao trẻ này tạo cho đám mây màu sắc tuyệt vời và khiến chúng trở nên bắt mắt, bằng cách ion hóa khí xung quanh và khiến nó phát sáng. Bức xạ này cũng là yếu tố chính quyết định hình dạng của các đám mây, bằng cách gây áp lực lên vật liệu xung quanh và điêu khắc nó thành các hình đặc biệt.
Sự đa dạng về hình thái này được minh họa bằng sự tương phản giữa hai vùng mây Sh2-296 và Sh2-292 xếp lại thành một "đôi cánh".
Điểm nổi bật nhất của nó là một ngôi sao khổng lồ, cực kỳ phát sáng có tên HD 53367 lớn gấp 20 lần Mặt trời và được xem là "con mắt" xuyên thấu của mòng biển.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.
Huỳnh Dũng (theo Phys)