Tia vũ trụ phát ra từ sao nổ “đe dọa” Trái đất ra sao?

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học đã xem xét tác động của tia vũ trụ lên bầu khí quyển mô phỏng của trái đất, được tái tạo bên trong buồng mây.

Các tia vũ trụ phát ra từ ngôi sao bị nổ và các biến đổi trong hoạt động từ tính của mặt trời có thể ảnh hưởng đến khí hậu trên trái đất, nghiên cứu mới cho thấy.
Những hạt năng lượng cao từ tia vũ trụ có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và tăng trưởng của hạt nhân ngưng tụ mây - loại hạt cần thiết để hình thành các đám mây trong khí quyển.
 Nguồn ảnh: Zeenews.
Những đám mây là điều kiện cần thiết cho lượng khí hậu, sự sống trên Trái đất, qua nghiên cứu, chúng ta sẽ hiểu hơn về lý do khí hậu thay đổi trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
Nhà nghiên cứu Henrik Svensmark cho biết: "Cuối cùng, chúng ta có thể giải thích các hạt từ không gian ảnh hưởng đến khí hậu trên trái đất như thế nào. Tất cả cho thấy sự thay đổi do hoạt động của mặt trời hoặc bởi hoạt động từ các sao nổ trên không gian có thể làm thay đổi khí hậu Trái đất”.
Các nhà khoa học xem xét tác động của tia vũ trụ lên bầu khí quyển mô phỏng của trái đất, được tái tạo bên trong buồng mây - một phòng thí nghiệm có niêm phong phản chiếu áp suất và độ ẩm của tầng trên, Telegraph cho biết.
Dữ liệu được thực hiện trong khoảng thời gian hai năm, cho thấy các hạt năng lượng cao từ các ngôi sao nổ tung làm cho các electron khỏi các phân tử không khí, tạo ra ion - các phân tử dương và âm trong bầu khí quyển.
Các ion giúp aerosol - các nhóm chủ yếu là axit sulfuric và các phân tử nước - để hình thành và trở nên ổn định chống lại bốc hơi, quá trình này được gọi là nucleation.
Các chuyên gia tin rằng, tia vũ trụ kết hợp với các hoạt động của Mặt trời có thể đã ảnh hưởng đến sự thay đổi khí hậu bắt đầu từ thế kỷ 20.
Xem thêm video: 5 thiên thạch lớn nhất từng rơi xuống Trái Đất
Huỳnh Dũng (theo Zeenews)