Nghiên cứu này xuất phát từ các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Berkeley, người đã kết nối sự tồn tại của các đại dương sao Hỏa với sự trỗi dậy của hệ thống núi lửa lớn nhất hệ mặt trời của chúng ta, Tharsis.
Liên kết đó rất quan trọng vì nó cho thấy sự nóng lên toàn cầu cho phép nước lỏng tồn tại trên Hành tinh Đỏ.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Trong phát hiện mới, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một mô hình giúp giải thích cách nước lần đầu tiên đến Hành tinh Đỏ. Họ tin rằng các đại dương hình thành cách đây 3,7 tỷ năm, cho thấy chúng có ngay trước hoặc cùng thời điểm với núi lửa Tharsis.
Khi đó, những ngọn núi nhỏ hơn nhiều, chúng không làm phá vỡ hành tinh nhiều như sau này. Điều đó có nghĩa là biển sẽ tương đối nông, chỉ bằng một nửa lượng nước ước tính trước đó.
Đồng tác giả nghiên cứu Michael Manga, giáo sư tại Đại học California, Berkeley cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng, các đại dương có trước và kèm theo các dòng dung nham tạo ra từ Tharsis".
Nghiên cứu của nhóm cho thấy Tharsis phun khí vào khí quyển, một quá trình gây ra sự nóng lên toàn cầu bắt đầu tạo ra nước lỏng. Các vụ phun trào núi lửa cũng tạo ra các kênh dẫn cho phép nước ngầm tiếp cận bề mặt và lấp đầy các đồng bằng phía bắc.
Trong khi một số người hoài nghi rằng sao Hỏa từng có đại dương, nghiên cứu này đưa ra bằng chứng thuyết phục cho các khối nước. Ngoài nghiên cứu, các nhà khoa học cũng tìm thấy một loạt các bờ biển không đều cho thấy hệ thống núi lửa bị suy thoái và làm biến dạng vùng đất, khi nó phát triển.
Quá trình như vậy có thể đã tạo ra sự bất thường tự nhiên về chiều cao đá, đặc biệt là nếu các đại dương hình thành trong những năm đầu của hệ thống núi lửa Tharsis.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Space)