Linh cẩu, 112 dB
Linh cẩu là loài động vật ăn xác chết ở vùng đồng cỏ, chúng có thân hình giống như loài chó. Đây là một trong những loài động vật hiếm có dám chiến đấu với loài sư tử. Không quá ngạc nhiên nếu linh cẩu là một trong mười
loài động vật có tiếng kêu lớn nhất thế giới tự nhiên, lý do là vì chúng thường sống trong những đàn lớn trên một diện tích rất rộng. Linh cẩu có thể tạo ra nhiều loại âm thanh khác nhau để báo động cho đồng loại trong nhiều tình huống. Tiếng ồn mà chúng tạo ra có thể lên đến 112 dB.
Hà mã, 110 đến 114 dB
Bạn có tin rằng hà mã là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất thế giới tự nhiên. Chúng cực kỳ hung dữ, có thể đuổi theo kẻ thù với vận tốc 32 km/h. Âm thanh mà chúng phát ra cũng rất kinh khủng, khoảng 114 dB, trở thành một trong số những loài động vật “ồn ào” nhất thế giới.
Sư tử, 114 dB
Từ thiên nhiên hoang dã của châu Phi hoặc trong vườn bách thú, bạn có thể nghe thấy tiếng gầm khủng khiếp của vua sư tử. Những tiếng gầm này có độ lớn lên đến 114 dB, lớn nhất trong họ nhà mèo. Tiếng gầm của sư tử có thể nghe thấy ở khoảng cách 5 dặm.
Sói xám, 115 dB
Sói là một động vật xã hội sống trong các gói bao gồm 6 đến 15 thành viên. Tiếng hú của chúng có thể nghĩa là chúng đang muốn đánh dấu lãnh thổ hoặc liên lạc với đồng loại. Những tiếng hú rùng rợn có thể lớn đến 115 dB. Nhiều người cho rằng, sói thường hú vào những lúc trăng tròn nhưng các nhà khoa học đã bác bỏ ý kiến này.
Voi châu Phi, 117 dB
Những con voi là một trong những động vật cực kỳ thông minh và có tính xã hội trong thế giới động vật. Chúng sử dụng các loại âm thanh khác nhau để giao tiếp với nhau. Âm thanh đó bao gồm tiếng vòi, tiếng gầm, tiếng ầm ầm và tiếng khịt mũi. Sự thay đổi trong âm thanh này biểu thị những điều khác nhau như nguy hiểm và tức giận. Đôi khi kèn của voi có thể cao tới 117 dB.
Theo Bảo Tuấn/ Tiền Phong