Đó là phát hiện từ nghiên cứu được tiến hành bởi một nhóm các nhà khoa học do Giáo sư Joss Bland-Hawthorn dẫn đầu từ Trung tâm thiên văn Vật lý thiên văn 3 chiều (ASTRO 3-D) .
Hiện tượng này, được gọi là ngọn lửa Seyfert đã tạo ra hai " cột hình nón ion hóa" khổng lồ cắt xuyên qua Milky Way bắt đầu với đường kính tương đối nhỏ, gần lỗ đen và mở rộng ra khi chúng rời khỏi Thiên hà.
Ngọn lửa này tác động lên Đám mây Magellan Lớn và Nhỏ, nằm cách dải thiên hà trung bình 200.000 năm ánh sáng.
|
Nguồn ảnh: NASA. |
Giáo sư Bland-Hawthorn, người cũng ở Đại học Sydney nói: "Ngọn lửa phải có một chút giống như một ngọn hải đăng".
Sử dụng dữ liệu được thu thập bởi Kính viễn vọng Không gian Hubble, các nhà nghiên cứu tính toán rằng vụ nổ lớn đã xảy ra cách đây ít hơn ba triệu năm.
Giáo sư Lisa Kewley, Giám đốc ASTRO 3-D nói: "Đây là một sự kiện kịch tính đã xảy ra vài triệu năm trước trong lịch sử của Milky Way".
"Một luồng năng lượng và phóng xạ khổng lồ phát ra ngay từ trung tâm thiên hà đổ vào các vật chất xung quanh. Điều này cho thấy trung tâm Milky Way là một nơi năng động hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ trước đây.
"Thật may mắn là chúng ta không cư trú ở đó! "
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.
Huỳnh Dũng (theo Space)