Ứng dụng CNTT, MTTQ Nghệ An kết nối người dân qua mạng xã hội

Google News

Với việc xây dựng trang Fanpage Mặt trận Nghệ An, kênh thông tin này đã thu hút hơn 10 vạn lượt tương tác và phát huy tác dụng gắn kết đồng bào các dân tộc, kết nối các tầng lớp trong tỉnh.

Tháng 10/2022, trận lũ ống kinh hoàng tràn qua huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Trong phút chốc, hàng nghìn người dân sống trong cảnh màn trời chiếu đất khi nhà cửa bị cuốn trôi theo dòng lũ. Huyện miền núi khó khăn nhất xứ Nghệ gồng mình vượt qua thiên tai.
Chung tay với đồng bào Kỳ Sơn, trang Fanpage Facebook có tên "Mặt trận Nghệ An" đăng tải, cập nhật và kêu gọi hỗ trợ người dân khó khăn. Từ những tương tác, những hình ảnh ở tâm lũ, hàng nghìn mạnh thường quân ở mọi miền đất nước và kiều bào đã ủng hộ hàng trăm tỉ đồng để Kỳ Sơn sớm vượt qua khó khăn. Thậm chí, có doanh nghiệp lớn chi cả trăm tỷ đồng để hỗ trợ di dời một bản làng khỏi vùng nguy hiểm.
Ung dung CNTT, MTTQ Nghe An ket noi nguoi dan qua mang xa hoi
Trang Mặt trận Nghệ An cập nhật tình hình trên địa bàn tỉnh. 
Giữa đại dịch Covid-19, trang fanpage Mặt trận Nghệ An phối hợp với các kênh tuyên truyền khác bằng những bài viết phản ánh mọi góc độ về dịch bệnh đã huy động hơn 500 tỷ đồng để đưa vào các quỹ ủng hộ phòng chống dịch, quỹ vì người nghèo...
Giúp đồng bào Kỳ Sơn hay chung tay hỗ trợ người dân vượt qua đại dịch là 2 trong số rất nhiều hoạt động của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An khi ứng dụng công nghệ để gắn kết các tầng lớp trong xã hội, mang đến những giá trị thiết thực.
Việc xây dựng trang Mặt trận Nghệ An là hoạt động trong việc Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An tập trung ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác mặt trận. Trang Mặt trận Nghệ An trên nền tảng mạng xã hội Facebook với hơn 120 nghìn người dùng tương tác đã mang đến những giá trị to lớn.
Ung dung CNTT, MTTQ Nghe An ket noi nguoi dan qua mang xa hoi-Hinh-2
 Các lực hỗ trợ người dân vùng lũ Kỳ Sơn trong đợt lũ tháng 10/2022.
Được xây dựng từ năm 2019, Trang Mặt trận Nghệ An sau 4 năm xây dựng và phát triển đã thực sự trở thành một kênh thông tin hữu ích và phát huy vai trò kết nối các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Trương Thiết Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An: Hiện nay trong hệ thống fanpage của Mặt trận Nghệ An đã lan tỏa đến các huyện, các xã. Cụ thể, toàn tỉnh đã có 481 trang Fanpage (21 trang Fanpage MTTQ cấp huyện và 460 trang fanpage của MTTQ cấp xã) và 3.804 Ban công tác Mặt trận có trang Facebook.
"Việc sử dụng mạng xã hội được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quy định rất rõ, từ quy trình xây dựng đến nhận diện, cách viết và nội dung đăng tải phải phù hợp với quy định", ông Trương Thiết Hùng nhấn mạnh.
Theo ông Hùng, mục tiêu chính của trang Mặt trận Nghệ An là nhằm tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, Ban, ngành. Bên cạnh đó, với lợi thế là diễn đàn có độ tương tác lớn, trang Mặt trận Nghệ An đã nhận về nhiều ý kiến của nhiều người dân, qua đó, MTTQ tỉnh Nghệ An thực sự trở thành cầu nối giữa nhân dân với Đảng và chính quyền.
Ung dung CNTT, MTTQ Nghe An ket noi nguoi dan qua mang xa hoi-Hinh-3
Từ những tương tác, những hình ảnh ở tâm lũ, hàng nghìn mạnh thường quân ở mọi miền đất nước và kiều bào đã ủng hộ nhiệt tình để Kỳ Sơn sớm vượt qua khó khăn. 
Phó Chủ tịch MTTQ tỉnh Nghệ An Trương Thiết Hùng chia sẻ, trong việc hỗ trợ an sinh xã hội, trang đã phát huy hiệu quả cụ thể.
"Đầu năm nay, thông qua trang Mặt trận Nghệ An, có mạnh thường quân hỗ trợ 60 con dê giống cho bà con. MTTQ qua đó kết nối với địa phương và chọn huyện Tân Kỳ là nơi để tiếp nhận món quà này của mạnh thường quân", ông Hùng kể.
Ngoài ra, các mảnh đời gặp khó khăn hay những chân dung người tốt, việc tốt được đăng tải, cập nhật lên mạng xã hội của MTTQ tỉnh đã giúp lan tỏa và kết nối người dân lại với nhau.
Không chỉ hỗ trợ an sinh xã hội, trang Mặt trận Nghệ An còn nhận về những tin nhắn phản ánh việc trợ cấp cho đối tượng là viên chức làm công tác dân số trong việc tham gia phòng chống dịch Covid-19.
Ung dung CNTT, MTTQ Nghe An ket noi nguoi dan qua mang xa hoi-Hinh-4
 Hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo. Ảnh MTTQ Nghệ An.
"Phản ánh này được chúng tôi chuyển đến Đoàn ĐBQH tỉnh và sau đó đưa vào nghị trường Quốc hội", ông Trương Thiết Hùng chia sẻ.
Theo ông Hùng, trang Mặt trận Nghệ An hiện nay đã trở thành một kênh thông tin uy tín, nhằm cung cấp, phổ biến chính sách đến đông đảo người dân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Nhiều địa phương đã về Nghệ An để học tập kinh nghiệm xây dựng trang tương tự để áp dụng tại các tỉnh nhằm tăng cường kết nối với người dân thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Nhiều giải pháp chuyển đổi số của MTTQ tỉnh Nghệ An
Theo báo cáo của Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An, thời gian qua, Đảng đoàn, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo”.
Ung dung CNTT, MTTQ Nghe An ket noi nguoi dan qua mang xa hoi-Hinh-5
Với việc xây dựng trang Fanpage Mặt trận Nghệ An, kênh thông tin này đã thu hút hơn 10 vạn lượt tương tác và phát huy tác dụng gắn kết đồng bào các dân tộc, kết nối các tầng lớp trong tỉnh.
Nghị quyết trên xác định: Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội là nội dung cấp bách và quan trọng, phấn đấu đến cuối năm 2025 cơ bản hoàn thành chương trình chuyển đổi số.
Cùng với đó, Đảng đoàn MTTQ tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chương trình chuyển đổi số. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác với VNPT Nghệ An để lựa chọn, xác định các nhóm giải pháp thực hiện chuyển đổi số trong hệ thống Mặt trận, trước mắt tập trung 8 giải pháp chính.
Ung dung CNTT, MTTQ Nghe An ket noi nguoi dan qua mang xa hoi-Hinh-6
Bà Võ Thị Minh Sinh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch MTTQ tỉnh Nghệ An tặng quà gia đình có công. Ảnh: Mặt trận Nghệ An 
Cụ thể: Hoàn thiện hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến; Hoàn thiện hệ thống Trang Thông tin điện tử; Hoàn thiện hệ thống báo cáo trực tuyến; Hoàn thiện hệ thống chữ ký số điện tử; Xây dựng hệ thống quản lý phản ánh tương tác giữa người dân và Mặt trận, chính quyền; Số hóa dữ liệu trên các lĩnh vực trong công tác Mặt trận; Đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ; Hỗ trợ công nghệ thông tin phù hợp với nhu cầu hoạt động Mặt trận.
Đáng chú ý, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An đưa tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số vào tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng trong hoạt động Mặt trận hàng năm.
PV