Vết sọc trên lưng ngựa vằn
Trên thực tế, trong giai đoạn đầu của phôi, ngựa vằn có màu đen khắp cơ thể. Nói cách khác, màu thật của ngựa vằn chính là kết quả của kích hoạt sắc tố bởi tế bào melanocyte nên màu sắc thật của chúng là màu đen.
Vào cuối của phôi thai các vệt trắng sẽ xuất hiện do kết quả của sự ức chế sắc tố. Nhưng những sợi lông trắng này vẫn có gốc là màu đen, nên nếu bạn quyết định thử cạo nhẵn bộ lông của ngựa vằn sẽ thấy da của chúng hoàn toàn có màu đen chứ không hề có sọc như những gì mà bộ lông thể hiện.
Nghiên cứu và so sánh sọc ngựa vằn từ 16 địa điểm với điều kiện sống khác nhau, các nhà khoa học từ trường ĐH. California (Mỹ) đã phát hiện ra rằng, sự khác biệt giữa cách hấp thụ và tỏa nhiệt ở các vùng lông có màu tối và sáng trên da ngựa vằn chính là nguyên nhân để tạo nên sọc.
Theo các nhà khoa học, trong nghiên cứu họ đã chọn các tiêu chí bao gồm thời tiết, thảm thực vật, sự hiện diện của loài sư tử và loài ruồi.
Từ các phân tích kết hợp với điều kiện sống, các nhà khoa học đã tìm ra được một mối liên kết khá rõ ràng giữa nhiệt độ và lớp da của ngựa vằn. Qua đó, thường ở những khu vực nóng nhất thì ngựa vằn sẽ có nhiều sọc hơn mức bình thường và đồng thời chúng cũng sẽ có sọc màu đậm hơn cả khi ở các vùng nhiệt đới.
Giải thích cho lý do này, các nhà khoa học khẳng định các vùng lông có màu trắng và đen có tốc độ hấp thụ và tỏa nhiệt khác nhau, nên sự sắp xếp sọc vằn có thể tạo ra được sự đối lưu không khí thích hợp nhất cho cơ thể loài ngựa. Nói một cách khác, nó chính là một chiếc điều hòa vô hình được tích hợp trên cơ thể ngựa vằn. Đặc biệt với sọc trắng đen này giúp cho ngựa vằn chống lại bệnh tất và côn trùng tốt hơn.
Vì sao con người không cưỡi ngựa vằn?
oài người chúng ta tuy vượt xa các động vật khác về trí tuệ, nhưng lại khá thua thiệt và yếu ớt nếu xét trên phương diện thể chất. Chúng ta nhỏ bé, không hề khỏe, không có sức bền, không có răng lớn, không có móng vuốt... Khả năng sử dụng vũ khí là một thế mạnh nhưng điều này không thể quyết định tất cả.
Vì vậy, đứng trước những đối tượng quá nguy hiểm, tốt nhất là... bỏ chạy thay vì tìm cách lôi được loài vật đó về nhà để thuần hóa.
Đây chính là câu trả lời cho việc tại sao chúng ta không thể cưỡi ngựa vằn. Báo săn trông hung dữ nhưng chính ra rất dễ thuần dưỡng, còn ngựa vằn thì không. Mọi nỗ lực dạy bảo loài vật ương bướng này đều thất bại vì chúng rất hay cắn và đã cắn thì không bao giờ chịu nhả ra dễ dàng. Gấu xám và hà mã cũng không phải là ứng cử viên sáng giá với lí do tương tự.
Tuy nhiên hơn một thế kỉ trở lại đây, với sự đầy đủ của công cụ, cộng thêm tính hiếu thắng của con người, nếu nhất định phải thuần hóa bằng được mới chịu thì ngựa vằn cũng phải đầu hàng. Các rạp xiếc là một ví dụ điển hình.
Theo Mộc/Khoevadep