Khi ngồi trên những chuyến bay, có rất nhiều quy định mà hành khách cần phải tuân thủ, một trong số đó là đặt điện thoại vào chế độ máy bay (Airplane Mode). Bằng cách này, smartphone của bạn sẽ ngừng tiếp cận và kết nối với toàn bộ các dữ liệu di động. Vậy bạn đã tự hỏi lý do cho quy định này là gì chưa?
|
Ảnh minh họa. |
Mỹ bắt đầu áp dụng quy định bật chế độ Airplane Mode trên từ những năm 90 của thế kỉ trước với lo ngại ảnh hưởng đến an toàn bay. Tuy nhiên đến nay chưa có một vụ việc nghiêm trọng nào của ngành hàng không liên quan đến những chiếc smartphone được ghi nhận.
Đây là câu trả lời: Điện thoại được thiết kế để có thể phát ra tín hiệu đủ mạnh để vượt qua một khoảnh cách rất lớn. Theo Cục hàng không Liên bang Mỹ FAA, tần số radio được những chiếc điện thoại hoặc những thiết bị điện tử tương đương khác phát ra có thể tác động, làm nhiễu đến hệ thống giao tiếp, định vị và các thiết bị điều khiển chuyến bay vốn có tính nhạy cảm rất cao. Điều này có thể dẫn đến các mỗi lo về vấn đề an toàn hàng không.
Một số phi công cho biết các tín hiệu di động có thể gây nhiễu hệ thống âm thanh trên máy bay, chặn sóng radio trong 1-2 giây và gây khó khăn trong tương tác giữa phi công và trạm kiểm soát không lưu.
Nếu trên các chuyến bay và bạn không kích hoạt chế độ Airplane Mode, điện thoại di động sẽ liên tục “giao tiếp” và bắt sóng từ các chạm phát sóng bên dưới mặt đất. Điều này không chỉ có thể gây nhiễu các hệ thống trong máy bay, mà thực tế còn khiến dung lượng pin điện thoại sụt giảm nhanh chóng trong khi vẫn không thể sử dụng được một kết nối xuyên suốt và ổn định (vì máy bay di chuyển với tốc độ quá cao).
Dẫu sao đi nữa, để điện thoại vào chế độ máy bay hoặc thậm chí là tắt hẳn vẫn là một quy định bạn nhất định nên tuân theo bởi cho dù lý do là gì đi chăng nữa, nó cũng là để chuyển bay của bạn diễn ra an toàn và trơn tru nhất có thể.
Theo Lê Nam Khánh/Saostar