Có rất nhiều loài động vật nguy hiểm trên thế giới. Trong số đó, nhiều loài trở lên nguy hiểm vì chúng có nọc độc chết người.
Điều thú vị là Úc (Australia) chỉ có 66 loài có nọc độc, trong khi Mexico có 80 loài và Brazil có 79 loài. Tuy nhiên, Australia lại có những loài có nọc độc gây chết người nhiều nhất, hung dữ và sát thủ nhất. Rắn, sứa hộp, ốc nón cẩm thạch, bạch tuộc vòng xanh và cá đá nằm trong top 10 loài động vật có nọc độc mạnh nhất thế giới và tất cả đều sống ở Úc.
Ấn tượng hơn nữa, Úc là quê hương của 20 trong số 25 loài rắn độc nhất trên thế giới, bao gồm tất cả các loài nằm trong top 11. Loài rắn trên cạn độc nhất thế giới, Taipan nội địa (Oxyuranus microlepidotus) không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái Đất - ngoài Úc. Nó còn được gọi là loài rắn hung dữ, và mang đủ lượng nọc độc chỉ trong một nhát cắn để kết liễu 250.000 con chuột một lúc.
Nhưng tại sao nước Úc lại có nhiều loài động vật có nọc độc mạnh như vậy?
Trong khi các châu lục khác hiện có một số loại rắn khác nhau, rắn ở Úc hầu như chỉ thuộc về một nhóm, gọi là rắn cạp nia. Đây là một nhóm rắn chuyên tiêm nọc độc cho con mồi từ những chiếc răng nanh rỗng và cố định.
Các lục địa khác có một số tổ tiên có thể có hoặc không có nọc độc, nhưng 140 loài rắn trên cạn và 30 loài rắn biển của Úc đều tiến hóa từ một tổ tiên có nọc độc.
Hãy tưởng tượng một con rắn sử dụng nọc độc để giết con mồi. Nếu tất cả các loài rắn đều có nọc độc giống nhau, chúng sẽ chỉ có thể giết chết con mồi ở một loại hoặc kích thước nhất định.
Nhưng thường có sự khác biệt về độ mạnh của nọc độc của mỗi loài rắn. Sự đa dạng này giống như cách con người chúng ta có chiều cao khác nhau; hoặc có kích thước bàn chân khác nhau.
Vì vậy, con rắn có nọc độc mạnh hơn một chút sẽ có thể giết con mồi (đa dạng hơn về kích thước) mà các loài rắn khác không thể. Nó sẽ có thể ăn nhiều thức ăn hơn - đủ để tồn tại và sinh sản, truyền nọc độc mạnh sang con cái. Những con rắn này sẽ có khả năng sống sót tốt hơn những con có nọc độc kém mạnh hơn, vì vậy việc có nọc độc mạnh ngày càng trở nên phổ biến. Đây là những gì chúng ta gọi là quá trình tiến hóa.
Có vẻ như Úc có những loài động vật nguy hiểm nhất vì tổ tiên duy nhất của chúng cũng nguy hiểm, mặc dù không mạnh bằng (chúng mạnh dần theo sự tiến hóa để thích nghi với môi trướng sống).
Tuy nhiên, rất ít động vật Úc thực sự gây ra cái chết cho con người. Vì vậy, mặc dù Úc có nhiều loài động vật có độc chết chóc nhất trên thế giới, nhưng không chắc bạn sẽ bị chúng làm hại, đặc biệt khi chúng chỉ cắn con người khi cảm thấy bị đe dọa.
Những loài động vật nguy hiểm nhất nên tránh ở Úc
Loài rắn Common Death Adder khá phổ biến ở vùng rừng rậm tại Sydney của Úc
Rắn Common Death Adder – loài động vật nguy hiểm ở Úc
Loài rắn Common Death Adder khá phổ biến ở vùng rừng rậm tại Sydney của Úc. Thay vì chạy trốn để bảo vệ bản thân, loài rắn này lại có khả năng ngụy trang vô cùng đáng nể. Nếu như nhiều loài rắn khác sẽ bỏ đi khi thấy mối đe dọa, thì Common Death Adder lại ngụy trang, ẩn nấp trong bụi rậm rồi phóng ra cắn bạn bất ngờ. Răng của loài rắn này rất dài, vì vậy vết thương sẽ khá sâu. Nọc độc của loài rắn này sẽ khiến nạn nhân mất dần khả năng vận động và cảm giác. Sau đó, nạn nhân sẽ dần tê dại, mất ý thức đến mức tê liệt và thậm chí là tử vong.
Rắn Coastal Taipan
Rắn Coastal Taipan là loài rắn thuộc họ rắn hổ, có chiều dài trung bình khoảng hai mét. Tuy không quá hung dữ, nhưng loài rắn này lại có bản năng tự vệ bằng một đòn tấn công siêu nhanh siêu chính xác. Nọc độc của loài rắn này hoạt động rất nhanh trên các loài động vật có vú. Khi bị cắn, hệ thống thần kinh và máu của nạn nhân ngay lập tức bị ảnh hưởng. Những triệu chứng xuất hiện đầu tiên là đau đầu và buồn nôn. Đặc biệt, một con rắn ở Úc thuộc loài này tên Whiplash có thể tiết tới 3 gram nọc độc, đủ để lấy mạng 100 người.
Nhện “lưới phễu” Sydney
Hầu hết các vùng ngoại ô bờ biển phía bắc thủ đô của Úc được xây dựng ngay trên khu vực sinh sống của loài nhện “lưới phễu” Sydney (Sydney funnel web spider). Kể từ năm 1927, có 14 trường hợp tử vong do loài nhện này gây ra được ghi nhận. Các trường hợp này chết do bị loài nhện này cắn. Loài nhện này có thể chết vì tia cực tím, chính vì thế chúng luôn tìm nơi ẩn nấp vào ban ngày. Điều kinh khủng là việc chúng thường xuyên trốn vào những đôi giày. Nhện “lưới phễu” xây hang ở dưới các đống gạch hoặc đống gỗ. Nọc độc của loài nhện này chứa độc tố thần kinh ảnh hưởng đến hệ thần kinh của nạn nhân. Vết cắn do loài này gây ra đau vô cùng, mang theo các triệu chứng như đổ mổ hôi, ngứa rát, co thắt cơ bắp, và có thể gây tử vong.
Có khoảng bốn loài bạch tuộc vòng xanh quanh bờ biển Úc.
Bạch tuộc vòng xanh
Có khoảng bốn loài bạch tuộc vòng xanh quanh bờ biển Úc. Chúng thường có màu nâu và trông khá vô hại. Nhưng ngay khi bị quấy rối, các đường vòng màu xanh ánh kim trên loài bạch tuộc này xuất hiện. Điều này nghĩa là bạn chuẩn bị lĩnh một nhát cắn chết chóc của loài này. Hầu như tất cả trường hợp bị cắn xảy ra khi con bạch tuộc được nhặt lên và đưa ra khỏi nước. Ngay sau khi bị cắn khoảng vài phút, các triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện. Nọc độc của loài này là nọc độc thần kinh, sẽ khiến cơ thể bị tệ liệt và ngừng hô hấp.
Cá sấu nước mặn (cá sấu cửa sông)
Sống ở miền bắc Úc, cá sấu nước mặn cũng có thể được tìm thấy trong đại dương, nhưng chúng có thường ở các cửa sông, và đôi khi cả những vùng nước ngọt. Nổi tiếng với những màn phục kích kỳ công và chết chóc, loài cá sấu này reo rắc nỗi sợ hãi cho bất kỳ ai nô đùa dưới nước một cách bất cẩn. Nếu bạn đi dã ngoại gần sông, tốt nhất hãy hỏi người dân địa phương về các địa điểm an toàn trong khu vực. Lực hàm khủng khiếp và việc tấn công bất ngờ khiến loài cá sấu này trở nên vô cùng nguy hiểm.
Rắn nâu phương Đông
Rắn nâu phương đông (Eastern brown snake) được cho là thủ phạm gây ra nhiều trường hợp tử vong hơn bất cứ loài rắn nào tại Úc. Một trong những nguyên do chính của hiện tượng này chính là sự phổ biến của loài này. Nói một cách khác, rắn nâu phương đông có ở khắp mọi nơi trên đất nước Úc. Thường thì một con rắn nâu phương đông dài khoảng hơn 1 mét.
Loài rắn này đặc biệt dễ nóng nảy, nên chỉ cần bạn tới gần thôi chúng cũng sẵn sàng lao ra tấn công bạn.
Tuy nhiên, điều nguy hiểm không phải là vết cắn, mà chính là nọc độc của loài này – đây chính là một trong những loài rắn độc nhất trên Trái Đất. Vết cắn của rắn nâu phương đông ban đầu không gây cảm giác đau đớn và tương đối khó phát hiện. Chính vì thế, nạn nhân thường không được chăm sóc y tế kịp thời, dẫn đến việc bị tê liệt và chảy máu không kiểm soát. Có thể nói, đây là loài rắn nguy hiểm nhất trong danh sách của chúng ta.
Rắn đen bụng đỏ
Có lẽ màu đỏ là lời cảnh báo của mọi loài động vật nguy hiểm ở Châu Úc. Con rắn đen bụng đỏ, sống ở bờ biển phía đông Australia, có thể dài tới 2 mét (7 ft). Với bề ngoài màu đen của nó, con rắn hòa vào màn đêm, có thể săn cả tiểu đoàn và chế độ ăn uống bình thường của nó của ếch. Nọc độc từ vết cắn của nó có thể khiến các tế bào da chết đi. Nó cũng có thể gây suy thận và tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng bằng thuốc chống siêu vi.
Cá sấu nước mặn
Không có gì hoàn hảo về sức mạnh giết chóc của cá sấu nước mặn (hay còn gọi là saltie). Với hơn 100.000 con cá sấu lướt qua các dòng sông nước mặn của Úc, số lượng saltie đang tiếp tục tăng lên, điều này hơi đáng sợ. Nó có thể phát triển lên khoảng 7 mét (23 ft) và có thể nặng tới 1.000 kg (2.200 lb).
Với 68 chiếc răng lớn, những con vật này nhốt con người trong hàm của chúng. Thao tác xoay tròn này được sử dụng để kéo con mồi xuống trong khi xé một lỗ trên nó. Một phần ba các cuộc tấn công của cá sấu đã dẫn đến cái chết ở Úc kể từ khi loài này được bảo vệ vào năm 1971.
Sứa hộp Úc
Chúng là một trong những loài động vật đáng sợ nhất đại dương bởi những xúc tu của một con sứa hộp. Nọc độc có chứa trong những xúc tu của con sứa hộp giúp nó lọt vào danh sách những sinh vật độc nhất trên thế giới. Sứa hộp gần như vô hình, nó thực sự trở thành cơn ác mộng bí ẩn của biển cả.
Loài sứa này có tới 60 xúc tu, mỗi cái dài đến 4,5m với 5.000 tế bào ngòi châm chứa độc tố đủ để giết chết 60 người. Chất độc tấn công hệ thần kinh và khiến tim ngừng đập và ngừng hô hấp. Tuy nhiên, vì đặc điểm cơ thể như trên, sứa hộp không thể bơi nhanh. Đặc biệt khi chuyển hướng, sứa hộp khá vất vả với bộ xúc tu quá dài. Khi đi săn, loài sứa kịch độc này cũng có phản ứng không nhanh nhẹn.
Theo Tienphong