Các nhà khoa học cho rằng con khủng long này đã chết gần nguồn nước, đầu của nó bị vùi dưới lớp bùn lầy hoặc lớp trầm tích nên bộ não có thể vẫn còn nguyên vẹn cho tới ngày nay.
Tiến sĩ Alex Liu, Đại học Cambridge, Anh cho biết: "Việc lưu giữ bảo quản được bộ não là vô cùng khó, cơ hội giữ chúng vô cùng nhỏ, do vậy, phát hiện này thật đáng kinh ngạc".
|
Hóa thạch não khủng long lần đầu tiên được phát hiện trong lịch sử. |
Qua phân tích cho thấy chúng rất giống não của loài khủng long ăn cỏ khổng lồ Iguanodon, sống cách đây khoảng 133 triệu năm. Khủng long Iguanodon là một loài thuộc chi khủng long Ornithopoda ăn cỏ lớn. Hai chân trước của nó có một móng vuốt sắc nhọn để tự vệ. Hàm răng của nó rất khoẻ và dễ dàng giúp nó ăn thực vật.
"Viên đá sỏi màu nâu" do một nhà khảo cổ chuyên đi săn tìm hóa thạch tên Jamie Hiscocks tìm thấy ở bãi biển gần Bexhill-on-Sea, Anh vào năm 2004. Tuy nhiên, phải đến 12 năm sau mới được tìm được câu trả lời chính xác.
Jamie Hiscocks nói: "Tôi luôn tin tưởng rằng viên đá này có gì đó đặc biệt suốt nhiều năm qua".
Người phát hiện sự quan trọng của viên đá này chính là giáo sư Martin Brasier, Đại học Oxford, Anh, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về cổ sinh học và là đồng tác giả nghiên cứu này. Không may rằng ông đã mất trong một vụ tai nạn cách đây hai năm.
Hiscocks cho rằng việc nghi ngờ chính xác từ ban đầu dẫn đến kết quả như ngày hôm nay. Ông nói: "Ngay từ những email trao đổi đầu tiên với tôi, giáo sư Martin đã hỏi tôi rằng tôi đã từng nghe về việc hóa thạch não khủng long trong các ghi chép bao giờ chưa? Từ đó, tôi đã biết được chính xác ông đã có được thứ gì. Tôi vô cùng phần khích sung sướng khi nghe được thông tin quan trọng từ một chuyên gia khảo cổ hàng đầu thế giới".
Tiến sĩ David Norman, đồng nghiệp của giáo sư Martin nói: "Chúng tôi cho rằng có thể khủng long đã chết gần nguồn nước và đầu vùi vào đầm bùn lầy nên có thể bảo quản được bộ não cho đến ngày nay. Hi vọng phát hiện này sẽ mở ra việc tìm kiếm thêm nhiều hóa thạch quan trọng hơn nữa".
Theo Hoàng Dung/Infonet