Vào khoảng 14h ngày 21/4 vừa qua, hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có tên gọi quầng mặt trời xuất hiện trên bầu trời Quảng Nguyên, Tứ Xuyên, Trung Quốc, gây xôn xao dư luận.
Theo thông tin đăng tải, hiện tượng quầng mặt trời xuất hiện rất rõ ràng, giống như đeo một vòng nhẫn xung quanh mặt trời, hấp dẫn đông đảo sự chú ý của người dân địa phương.
Hiện tượng này cũng không biến mất ngay mà duy trì hơn một tiếng đồng hồ mới dần dần tan biến. Toàn bộ quá trình xảy ra hiện tượng được nhiều người quan sát và bàn tán. Đa số mọi người đều ngạc nhiên, thích thú, cố gắng chụp ảnh lại.
Theo tìm hiểu, hiện tượng quầng mặt trời còn được gọi là hào quang, một loại hiện tượng quang học được tạo ra bởi ánh sáng mặt trời tương tác với các tinh thể băng lơ lửng trong bầu khí quyển.
Mời quý vị xem video: 13 hiện tượng thiên nhiên hiếm có cực bất ngờ
Trường hợp quầng mặt trời xuất hiện ở Quảng Nguyên, Tứ Xuyên, Trung Quốc là trường hợp hào quang 22°, thường được gọi là "quầng", xuất hiện như một vòng lớn quanh mặt trời hoặc mặt trăng với bán kính khoảng 22° (gần bằng chiều rộng của một bàn tay dang rộng ở chiều dài cánh tay).
Các tinh thể băng làm cho vầng hào quang 22° được định hướng bán ngẫu nhiên trong bầu khí quyển, trái ngược với hướng ngang cần thiết cho một số loại hào quang khác như mặt trời giả và trụ cột ánh sáng.
Do tính chất quang học của các tinh thể băng có liên quan, không có ánh sáng phản xạ vào bên trong vòng cung này, khiến bầu trời trông tối hơn bầu trời xung quanh nó, và tạo cho nó ấn tượng về một "lỗ trên bầu trời".
Kiều Dụ (Theo Sina)