Vì Mặt trăng ở rất gần Trái đất, nên người ta cho rằng các tác động ở Mặt trăng cũng tương ứng với các tác động và có liên quan tới các miệng hố còn lại trên hành tinh chúng ta.
Mặt trăng và Trái đất là hành tinh láng giềng rất gần nhau. Các tác nhân va chạm vào Mặt trăng cũng sẽ tấn công Trái đất, tác giả nghiên cứu Sara Mazrouei thuộc Đại học Toronto cho biết trong một email. Vì vậy, cả Trái Đất và Mặt trăng đều trải qua một lịch sử tương tự về mặt va chạm.
Và bằng cách quan sát nhiều miệng núi lửa trên Mặt trăng, nhóm nghiên cứu của cô đã phát hiện ra rằng vào khoảng 290 triệu năm trước, tỷ lệ các tác động hình thành miệng núi lửa trên Mặt trăng tăng lên đáng kể. Điều đó ngụ ý rằng, nhiều đá không gian cũng đã tấn công Trái đất dồn dập vào thời điểm đó.
|
Nguồn ảnh: phys. |
Kết quả cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc về khoảng thời gian trước khi sự gia tăng đột ngột này xảy ra. Trái đất có rất ít vết sẹo tác động có niên đại từ 300 triệu đến 650 triệu năm trước.
Để đi đến được kết luận trên, các nhà nghiên cứu đã ước tính độ tuổi của 111 miệng hố va chạm trên Mặt trăng, bằng cách sử dụng hình ảnh vệ tinh hồng ngoại trên bề mặt Mặt trăng. Điều này cho phép họ xác định tính chất nhiệt của vật liệu có trong các miệng hố này và giúp tiết lộ tuổi của miệng núi lửa.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Tuy nhiên, các nhà thiên văn học cho biết họ vẫn chưa biết lý do tại sao tỷ lệ tác động lại gia tăng đáng kể cách đây 290 triệu năm.
Một ý tưởng cho rằng, đó là do sự tan vỡ trong một gia đình tiểu hành tinh, ông Maz Mazrouei nói. Khi các gia đình tiểu hành tinh tan vỡ, chúng sẽ rời khỏi vành đai tiểu hành tinh và hướng về hệ Mặt trăng và Trái đất.
Huỳnh Dũng (theo Phys)