Bí kíp nhận diện rắn có độc hay không tức thì

Google News

Hầu hết chúng ta đều trong trạng thái bối rối khi vô tình đối đầu với những con rắn dù chúng có độc hay không.

Nếu gặp phải con rắn có độc thì hẳn chúng ta sẽ vô cùng sợ hãi và còn có thể gặp nguy hiểm đến chính tính mạng nữa. Trên thực tế, mỗi loài rắn sẽ có những điểm đặc trưng khác nhau nhưng theo các nhà giải phẫu học, về cơ bản rắn có độc hay không sẽ dễ dàng phát hiện qua một số yếu tố dưới đây:
1. Mắt
Bi kip nhan dien ran co doc hay khong tuc thi
 

Những loài rắn không độc thường có con ngươi tròn, trong khi rắn độc thì con ngươi sẽ có dáng dọc.
Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ, con ngươi của một số loài rắn kịch độc như mamba đen (châu Phi), rắn hổ (Trung Đông, châu Á, châu Phi), và rắn taipan của Úc lại có hình tròn.
Ngoài ra, một số loài rắn dù không độc nhưng lại có khả năng thay đổi hình dạng con ngươi tùy theo tình huống nguy hiểm hay không. Vậy nên hãy cảnh giác và tiếp tục quan sát.
2. Mũi
Bi kip nhan dien ran co doc hay khong tuc thi-Hinh-2
 

Một con rắn độc thường có một hố cảm nhiệt giữa mắt và lỗ mũi để định vị con mồi máu nóng.
Do vậy, hãy chú ý khoảng giữa mắt và lỗ mũi của rắn có hốc nhỏ hay không trước khi tiếp cận.
3. Đầu
Bi kip nhan dien ran co doc hay khong tuc thi-Hinh-3
 

Hầu hết các loài rắn độc có phần đầu hình tam giác, bành rộng hơn so với phần cổ và thân hình. Trong khi đó, rắn không độc thường có đầu tròn hơn.
4. Đuôi
Bi kip nhan dien ran co doc hay khong tuc thi-Hinh-4
 

Vảy đuôi của rắn độc
thường được phân thành từng hàng riêng lẻ, trong khi rắn không độc sẽ có một đường chia thành 2 cột vảy xen kẽ nhau.
5. Màu sắc
Rắn độc thường có màu sáng hơn, có thể phát ra những tiếng rít rất đặc trưng, như rắn đuôi chuông, hổ mang. Dĩ nhiên cũng có vài ngoại lệ như rắn sữa, nhưng thường là như vậy.
6. Họa tiết trên thân
Ngoài ra, nếu trên da rắn có những vân họa tiết hình kim cương, hoặc có từ 3 màu trở lên, đó nhiều khả năng là một con rắn độc.
7. Rắn nước
Bi kip nhan dien ran co doc hay khong tuc thi-Hinh-5
 

Rắn nước cũng có con độc con không. Rắn nước độc, chúng thường bơi theo kiểu nổi toàn thân, còn rắn không độc thì chỉ nổi đầu, thân mình giấu dưới mặt nước.
Phải làm gì để phòng ngừa, hạn chế rắn bò vào nhà, bị rắn cắn?
Dọn dẹp nhà cửa, sân vườn sạch sẽ, cắt cỏ cao trong sân hoặc những nhánh cây rườn rà.
Nếu bạn là người ưa leo núi thì phải cần thận vì rắn hay trốn trong khe đá, tối, bạn nên tránh những nơi như vậy.
Đi lại trong những khu rừng ẩm ướt tránh khu cỏ rậm rạp hoặc cần cầm theo gậy để tạo âm thanh trước mỗi bước đi.
Nếu đi cắm trại trong rừng qua đêm , hãy che kỹ mọi nguồn sáng vì rắn bị thu hút bởi ánh sáng.
Hãy nhớ rằng rắn không bao giờ tấn công người nếu không bị kích động. Nhưng chúng thường trở nên hung dữ hơn trong thời gian giao phối, mang bầu. Một con rắn đang trong tình trạng sợ hãi cũng sẽ gia tăng chất độc.
Phải làm gì nếu không may bị rắn cắn?
Vết cắn của rắn không độc và rắn có độc là khác nhau.
Bi kip nhan dien ran co doc hay khong tuc thi-Hinh-6
Bên trái là vết cắn của rắn độc, bên phải là không độc 
Thông thường, nọc độc của rắn giấu trong 2 răng nanh, nên nếu vết cắn của bạn có hai lỗ rất sâu thì nhiều khả năng đó là một con rắn có độc.
Rắn độc cắn sẽ rất đau, vết cắn sẽ nhanh chóng sưng lên. Bạn cũng sẽ sớm cảm thấy khó thở, buồn nôn, huyết áp tăng, cơ bắp lịm dần, cơ thể gây sốt.
Khi bị rắn độc cắn, việc đầu tiên bạn cần làm là đến cơ sở y tế gần nhất để lấy thuốc giải.
Trước đó, bạn nên uống nhiều chất lỏng như nước, trà, để hỗ trợ loại bỏ chất độc càng sớm càng tốt. Giữ bình tĩnh, không di chuyển để tránh nọc độc lan rộng bên trong cơ thể. Nhịp tim của bạn càng nhanh, nọc độc sẽ lan nhanh hơn.
Điều đáng chú ý là bạn không nên hút nọc độc bằng miệng. Thực ra việc hút nọc độc chỉ có ý nghĩ trong 15 phút đầu tiên khi bị rắn cắn nhưng nếu bạn không có kinh nghiệm kỹ thuật thực hiện điều này thì không thể làm chính xác. Do đó, bạn sẽ làm các mô xung quanh bị tổn thương còn nhiều hơn là không hút.
Nếu người cấp cứu cho bạn có một vết thương nhỏ trong miệng thì họ cũng dễ bị nhiễm độc.
Theo Infonet