|
Bụi Mặt trăng mất 1.000 năm để tích lũy độ dày 1mm. |
Dữ liệu được cung cấp bởi con tàu sứ mệnh Apollo của NASA hơn 40 năm trước đây đang giúp các nhà khoa học tìm ra lời giải cho câu hỏi đau đầu nhất về vũ trụ bấy lâu nay, “làm thế nào bụi mặt trăng có thể phủ dày nhanh đến vậy?”.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy nó sẽ mất 1.000 năm để một lớp bụi trên Mặt trăng tích lũy được độ dày 1mm. Thoạt nghe, tỷ lệ đó có vẻ chậm theo tiêu chuẩn của Trái đất nhưng nó đã nhanh gấp 10 lần so với tính toán trước đây của các nhà khoa học, đồng nghĩa bụi mặt trăng có thể gây ra các vấn đề lớn cho các phi hành gia và thiết bị thăm dò.
|
Bụi Mặt trăng từng là mối phiền toái lớn trong sứ mệnh lịch sử của tàu Apollo. |
Bụi từng là mối phiền toái lớn trong sứ mệnh lịch sử của tàu Apollo. Nó có mùi như thuốc súng, bám vào người các phi hành gia, và thậm chí khiến họ cảm thấy như sắp tắt thở khi bị hít phải các hạt bụi. Bụi mặt trăng cũng là nguyên nhân “đột tử” của nhiều thí nghiệm trên vũ trụ.
Mặt trăng không có bầu khí quyển thực chất và không có gió, có nghĩa là đất của nó khá cũ. Như vậy, bụi tích lũy có thể được truy nguồn từ tác động của thiên thạch và bụi vũ trụ rơi xuống.
Lưu Thoa (theo HP)