Vì tiến bộ của nhân loại, nhiều nhà khoa học sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm, thậm chí là cái chết, khi biến bản thân thành vật thí nghiệm.
Nhà khoa học tự mình thử khí độc
|
John Scott Haldane từng nhiều lần lấy bản thân làm
vật thí nghiệm khí độc. |
John Scott Haldane là một nhà khoa học người Scotland chuyên nghiên cứu sinh lý hô hấp. Ông nghiên cứu về tác động của các loại khí độc lên cơ thể và tâm trí con người. Haldane từng tiến hành thí nghiệm trên chính cơ thể ông và con trai.
Năm 1893, ông tự giam bản thân vào một hòm kín mà ông gọi là “quan tài” trong vòng 8 tiếng. Kết thúc thí nghiệm, Haldane phát hiện ra sự khử oxy trong máu và hemoglobin làm tăng khả năng chứa carbon dioxide. Ngày nay, giới y học đặt tên cho phát hiện này là Hiệu ứng Haldane.
Sau đó, John Scott Haldane bắt đầu nghiên cứu về loại khí nguy hiểm trong hầm mỏ. Haldane làm thí nghiệm trên các loại động vật nhỏ và rút ra kết luận khí carbon monoxide là nguyên nhân gây chết người trong hầm mỏ. Để chắc chắn, ông tự đầu độc bản thân bằng khí carbon monoxide. Cuối cùng, Haldane đưa ra ý tưởng sử dụng động vật nhỏ, đặc biệt là chim hoàng yến, làm vật dò khí vì phản ứng của chúng đối với carbon monoxide nhanh hơn người.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ, quân đội Đức sử dụng khí độc làm vũ khí. Bộ Quốc phòng Anh mời John Scott Haldane ra chiến trường trợ giúp quân đội. Ông xác định loại khí độc Đức sử dụng là chlorine và bắt đầu tìm kiếm giải pháp. Một lần nữa, nhà khoa học sử dụng chính cơ thể mình làm thí nghiệm. Nhờ tinh thần nghiên cứu nghiêm túc và sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm, Haldane cho ra đời chiếc mặt nạ phòng độc đầu tiên, theo BBC.
Vị giáo sư tự nhiễm giun móc
|
Tiến sĩ Tiến sĩ David Pritchard tự tiêm 50 ấu trùng giun móc vào cơ thể để tìm ra phương pháp thí nghiệm an toàn. |
Tiến sĩ David Pritchard là giáo sư tại trường Đại học Nottingham. Cuối những năm 1980, trong thời gian làm việc tại Papua New Guinea, ông quan sát và nhận ra vài điều đặc biệt liên quan đến người dân địa phương. Loài ký sinh trùng necator americanus, tên thông thường là giun móc, là một vấn đề nan giải với người dân nhưng nó cũng có một vài tác dụng phụ tích cực. Những bệnh nhân nhiễm giun móc rất ít khi mắc các bệnh liên quan đến tự miễn dịch như hen suyễn và bệnh sốt mùa hè.
Trở lại Đại học Nottingham, Tiến sĩ David Pritchard tập trung nghiên cứu về phát hiện trên và tìm hiểu mối liên hệ giữa giun móc và các bệnh tự miễn dịch. Tuy nhiên, ông gặp khó khăn vì giun móc là loại ký sinh trùng nguy hiểm. Hàng năm, chúng gây ra khoảng 65.000 ca tử vong ở các vùng nhiệt đới và là nguyên nhân gây thiếu máu ở hàng trăm nghìn người. Vì thế, Bộ Y tế Anh không cho phép Pritchard tiến hành thử nghiệm trên người trừ khi ông chứng minh rằng thí nghiệm của ông an toàn.
David Pritchard tự biến bản thân thành vật thí nghiệm. Ông tiêm 50 ấu trùng giun móc vào cơ thể để tìm ra phương pháp an toàn trong điều kiện phòng thí nghiệm, New York Times đưa tin. Cuối cùng, ông quyết định tiêm 10 ấu trùng giun móc cho mỗi người tham gia thử nghiệm. Đây là số lượng vừa đủ để đưa lại dữ liệu chính xác mà không gây nguy hiểm cho họ. Đến năm 2006, Bộ Y tế Anh cho phép Tiến sĩ Pritchard làm thí nghiệm trên người.
Nhà khoa học tự khiến cơ thể tê liệt và thử cảm giác ngạt thở
Tiến sĩ Moran Campbell là một nhà nghiên cứu hàng đầu về các vấn đề hô hấp và là người phát minh ra Ventimask, thiết bị dùng để cung cấp oxy cho bệnh nhân theo nồng độ xác định. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là cách ông tiến hành các thí nghiệm liên quan đến hô hấp.
Bình thường, con người sẽ cảm thấy khó thở sau khi hoạt động mạnh. Song, chứng khó thở xuất hiện liên tục là một dấu hiệu nguy hiểm. Vì thế, Campbell quyết định nghiên cứu về nó.
Tiến sĩ Moran Campbell tiến hành thí nghiệm để kiểm tra hệ hô hấp của cơ thể trong điều kiện khắc nghiệt. Đầu tiên, ông nối cơ thể với máy hô hấp. Tiếp theo, Campbell dùng nhựa cây độc, loại độc thường được tẩm trên phi tiêu và mũi tên, để làm tê liệt cơ thể trừ cánh tay. Bằng cách này, ông không thể cử động nhưng vẫn tỉnh táo trong quá trình thí nghiệm. Sau đó, Tiến sĩ tắt máy hô hấp. Vài phút sau, ông dần nghẹt thở và bắt đầu quan sát phản ứng của cơ thể.
Tuy nhiên, cuộc thí nghiệm không đưa lại kết quả hữu ích. Moran Campbell giải thích rằng cơ thể tê liệt vì nhựa cây độc không giống như việc tê liệt vì thiếu máu cục bộ,
Theo Zing