Đài thiên văn cổ trên đất Ấn

Google News

Tổ hợp kiến trúc này bao gồm nhiều tòa nhà với hình dáng độc đáo, mỗi tòa nhà lại có một chức năng chuyên biệt phục vụ cho thiên văn học.

Vào khoảng thời gian giữa năm 1727 và 1734, Vua Maharajah Jai Singh II của triều đại Jaipur đã cho xây dựng năm đài thiên văn ở Ấn Độ. Tổ hợp kiến trúc này được đặt tên là Jantar Mantars, bao gồm nhiều tòa nhà với hình dáng độc đáo, mỗi tòa nhà lại có một chức năng chuyên biệt phục vụ cho thiên văn học.
 
 
Công trình với quy mô lớn đã gây được tiếng vang trong giới kiến trúc sư, nghệ sĩ và những nhà sử học. Tuy nhiên, vào lúc đó, Jantar Mantars hầu như vẫn chưa được công chúng biết đến. Đài thiên văn gồm 14 thiết bị hình học chủ yếu để đo thời gian, dự đoán nhật thực, theo dõi vị trí của các ngôi sao khi Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời...
 
Đặc biệt, hầu hết những công trình trong tổ hợp đài thiên văn đều do Vua Jai Singh II sáng chế. Một trong số nhiều báu vật của đài là một đồng hồ mặt trời khổng lồ. Ngày nay, nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn. Đài thiên văn Jantar Mantars cũng được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.
Nguyễn Ngọc Khanh (Theo Amusingplanet)
[links()]