Bà Tonya Illman, người tìm thấy chiếc chai, ban đầu cũng ngỡ rằng đó là một lời kêu cứu cổ xưa nào đó vì thông điệp trong chai được thể hiện theo một lối xưa cũ và viết bằng ngôn ngữ khác. Bà đã gửi nó đến Bảo tàng Tây Úc.
Qua tìm hiểu, Bảo tàng Tây Úc đã xác định được bức thư có tuổi đời đến 132 năm, viết bằng tiếng Đức và do một con tàu tên Paula thả xuống hồi cuối thế kỷ 19. Rất may, đó không phải là một lời cầu cứu vô vọng mà là bằng chứng còn sót lại của cuộc thí nghiệm hải dương học khổng lồ của Đức trong gần 70 năm (từ 1864-1933). Đây cũng là thông điệp trong chai có hải trình lâu năm nhất từng được phát hiện trên thế giới.
Bức thư đề ngày 12-6-1886, là một trong hàng nghìn thông điệp trong chai mà thuyền buồm Paula đã thả xuống biển trên hải trình từ xứ Wales (Anh) sang Makassar (Hà Lan) nhằm nghiên cứu các dòng hải lưu để tìm những tuyến đường biển thương mại hiệu quả hơn.
|
Đôi vợ chồng người Úc vô tình phát hiện chiếc chai quý giá khi tìm đồ chơi cho con trên bãi biển - ảnh: FOX NEWS |
Thông điệp trong chai do thuyển trưởng của Paula viết, có nêu rõ ngày tháng và tọa độ của tàu, kèm lời nhắn yêu cầu người tìm được gửi mẫu đơn cho Đài quan sát Hải quân Đức ở Hamburg hoặc Lãnh sự quán Đức ở gần nhất.
Đào cát tìm đồ chơi, phát hiện báu vật 132 năm trước - Ảnh 3.
Trong cuộc thí nghiệm quy mô đó, các nhà khoa học thời xưa chỉ nhận lại được 662 chai, với chai sau cùng tìm thấy năm 1934 ở Đan Mạch.
Rất tiếc là chiếc chai thứ 663 đã cập bờ quá muộn để người ta có thể hồi đáp thông điệp trong thư. Nó đã đi suốt 950km từ Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, đó sẽ là một hiện vật rất quý giá cho Bảo tàng Tây Úc. Giấy viết thư là một loại giấy rẻ tiền và phổ biến hồi thế kỷ 19, còn cái chai thuộc về một loại rượu gin ngon của Hà Lan.
Các chuyên gia từ Cơ quan Hàng hải và Thủy văn Liên bang Đức (BSH), Dịch vụ Khí tượng quốc gia của Cộng hoà Liên bang Đức (DWD) và Bảo tàng Tây Úc đã cùng kiểm chứng nhiều tại liệu để xác định hiện vật thú vị này.
Theo A.Thư/NLĐ