Dê sư tử ở Lâm Đồng khiến giới khoa học “phát sốt”

Google News

Những con dê sư tử mới xuất hiện tại Khu du lịch Làng Cù Lần (xã Lát, Lạc Dương, Lâm Đồng) đang khiến giới nghiên cứu khoa học “phát sốt”.

Theo nhận định ban đầu, dê sư tử ở Lâm Đồng là loài dê được những con sơn dương ở rừng quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) giao phối với dê cỏ của đồng bào bản địa sinh ra từ nhiều năm trước, nên mọi người gọi là “dê sơn dương” hay “dê sư tử”.
Ông Văn Tuấn Anh, Giám đốc khu du lịch Làng Cù Lần, cho biết: “Cách đây 2 năm, tình cờ một lần tôi đi vào buôn làng chơi thì bất ngờ nhìn thấy một cặp dê có hình thù rất đẹp mắt, chúng có bờm giống như con sư tử. Trước vẻ đẹp mê hoặc của chúng, tôi năn nỉ người dân bán lại”.
De su tu o Lam Dong khien gioi khoa hoc “phat sot”
 Loài dê có bờm, lông nhìn rất giống sư tử.
Sau khi mua được cặp dê một đực, một cái, ông Anh đưa về nuôi tại khu du lịch của mình và bắt đầu nghĩ cách nhân giống loài dê này. Khi được nuôi thả trong môi trường rừng tự nhiên, loài dê này có tập tính khác hoàn toàn với các loài dê khác, chúng tự đào hang trú ẩn, tự tìm thức ăn mà không cần sự hỗ trợ của con người. Để chúng không thể thoát ra bên ngoài, ông Anh đã thuê 2 nhân viên luân phiên nhau để theo dõi.
Sau hơn 3 tháng đưa về thả nuôi, dê mẹ đã sinh được 2 dê con. Hai dê con phát triển rất tốt, khi chúng lớn lên cũng có bờm giống sư tử như bố mẹ chúng. Để tránh yếu tố đồng huyết, ông Anh đã thả thêm vài con dê đực khác với hy vọng chúng tiếp tục sinh sôi. Đáng nói là khi lần lượt các con dê con ra đời, lớn lên đều có bộ lông, bờm giống như thế hệ ban đầu. Ông Anh cho biết: “Đến nay, chúng tôi đã có 19 con dê sư tử, trong đó có nhiều con đang mang thai và tất cả chúng đều phát triển khỏe mạnh”.
De su tu o Lam Dong khien gioi khoa hoc “phat sot”-Hinh-2
 “Dê sư tử” không cần chăm sóc mà chúng tự đào hàng, tìm cỏ, lá cây để ăn.
Tuy nhiên, những người được cắt cử theo dõi, chăm sóc loài dê này cho biết chúng rất hung dữ và có thể xông tới húc bất kỳ ai. Do vậy, hiện tại việc tìm cách thuần dưỡng loài dê này đang được quan tâm. “Với bản tình hoang dã, cứ vào mỗi đêm trăng sáng là chúng lại kéo lên những quả đồi, mỏm đá đứng gặp cỏ, nhìn trăng trông rất đẹp” – anh Thanh, người trông coi đàn dê này thổ lộ.
Sau khi nhận được thông tin có loài dê lạ xuất hiện, đoàn khảo sát của Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Lâm Đồng đã xuống tận khu du lịch Làng Cù Lần để tìm hiểu. Theo nhận đinh ban đầu, rất có thể loài dê này được lai tạo từ dê núi và sơn dương. Tuy nhiên, do hiện nay, tại Bảo tàng Sinh học của Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên chưa có mẫu sưu tập động vật tương tự đàn dê này. Do vậy, để hiểu rõ hơn về lai lịch của loài dê này có thể dùng sinh học phân tử, nghiên cứu di truyền ADN để tìm hiểu.
De su tu o Lam Dong khien gioi khoa hoc “phat sot”-Hinh-3
 Với bản tính hoang dã, “dê sư tử” rất hung dữ.
PGS-TS Lê Xuân Thám, Giám đốc Sở KH&CN Lâm Đồng, cho rằng với bộ lông dày, bờm dài, sừng cong nếu đúng đàn dê có nguồn gốc lai từ sơn dương thì đây là động vật quý hiếm của tỉnh, cần phải nhanh chóng tìm cách bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác, trong thời gian tới, Sở KH&CN sẽ tiến hành lấy mẫu gen để tiến hành nghiên cứu, xác định loài dê này xuất phát từ đâu và được lai tạo từ loài nào.
Trước mắt, Sở KH&CN đã yêu cầu ban quản lý khu du lịch Làng Cù Lần không nên để loài dê giống sư tử này tiếp tục lai tạp với các loài dê khác để bảo tồn nguyên vẹn nguồn gen và giúp cho công tác nghiên cứu được thuận lợi.
De su tu o Lam Dong khien gioi khoa hoc “phat sot”-Hinh-4
 Đoàn công tác của Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng tiến hành khảo sát loài dê lạ này.
Theo Minh Hải/ Người Lao động