Điều thú vị về giống chó Berger Đức thông minh, trung thành

Google News

Chó Berger Đức hay còn gọi là chó chăn cừu Đức là giống chó nổi tiếng thông minh và trung thành. Đây là giống chó đã được nuôi khá phổ biến ở Việt Nam. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những đặc điểm thể chất và tính cách làm nên sự đặc biệt của giống chó này.

1. Các biến thể của chó Berger
Biến thể lông ngắn (Stockhaar)
Lớp lông dày, thô, nằm sát với thân. Lông ngắn nhất là trên đầu, tai, mặt trước của chân và bàn chân. Lông dài nhất nằm trên cổ và ở mặt sau bốn chân. (phần lông này được gọi là "quần").
Biến thể lông dài (Longstockhaar)
Dieu thu vi ve giong cho Berger Duc thong minh, trung thanh
Một chú chó Berger Đức lông dài. 
Nó có lớp lông mềm, dài. Lông không sát với thân như biến thể lông ngắn. Lông dài nhất nằm trên tai và bốn chân. Đuôi rộng và to bản. Phần lông ngắn nhất là ở đầu, phần trong tai và ở phía trước chân cũng như bàn chân. Lớp lông tạo nên một khoang cổ đặc trưng giống như cổ áo. "Quần" của biến thể này dày hơn biến thể lông ngắn
2. Ngoại hình
Dieu thu vi ve giong cho Berger Duc thong minh, trung thanh-Hinh-2
Chó Berger Đức có ngoại hình khá cao lớn. 
Chiều cao trung bình của chó Berger Đức là 60 đến 65 cm đối với chó đực và 55 đến 60 cm đối với chó cái. Trọng lượng của con đực đạt từ 30 đến 40 kg và cái từ 22 đến 32 kg.
Trán có dạng vòm. Mõm dài và vuông cạnh. Mũi to và đen. Bộ hàm khỏe và bộ răng hơi lệch (răng hàm trên hơi lệch ra ngoài răng hàm dưới). Đôi mắt to nâu, có nét sáng dạ thể hiện trí thông minh và sự tự tin của giống chó Berger Đức.
Tai to và dựng đứng. Hai tai hướng về phía trước và thường cụp lại khi di chuyển. Chúng vểnh cao tai khi phấn khích và cụp xuống khi di chuyển nhanh. Đuôi hình móc câu.
Màu sắc của chó Berger Đức khá đa dạng. Một trong những màu phổ biến nhất là màu vàng nâu và đen hoặc đỏ và đen. Phần lớn các biến thể đều có "mặt nạ" màu đen (mõm và mắt) và các mảng đen lớn ở lưng gọi là "yên", "chăn" hay "mền". Ngoài ra còn có màu sắc hiếm hơn bao gồm màu đen tuyền, trắng tuyết, nâu đỏ và màu xanh dương. Các giống đen và nâu được coi là đạt tiêu chuẩn. Các màu xanh và nâu đỏ được coi là màu lỗi. Màu trắng tuyết hoàn toàn không được chấp nhận.
Chó Berger có bộ lông gồm hai lớp. Một lớp bên ngoài bám chặt vào cơ thể và dày và thô. Lớp còn lại được gọi là lớp lông trong. Có hai loại lông: ngắn và dài. Gen lông dài là gen lặn, vì vậy biến thể lông dài hiếm hơn.
3. Tính cách
Dieu thu vi ve giong cho Berger Duc thong minh, trung thanh-Hinh-3
Chó Berger Đức được sử dụng làm chó cảnh sát. 
Giống Berger nổi tiếng là thông minh. Trong cuốn sách Trí thông minh của loài chó, Stanley Coren xếp hạng chúng là giống chó thông minh thứ 3 thế giới, chỉ sau chó Border Collies và chó Poodle. Coren thực hiện một thí nghiệm chứng minh rằng một chú Berger có thể thực hiện một nhiệm vụ thuần thục chỉ sau năm lần nhắc lại lại. Hơn nữa, chúng tuân theo ngay khi mệnh lệnh đầu tiên được đưa ra trong 95% các trường hợp. Trí thông minh của nó cùng với sức mạnh làm cho giống chó này phù hợp với công việc cảnh sát, cứu hỏa, cũng như là canh gác, tìm kiếm cứu hộ vì nó có thể học nhanh và hiểu lệnh tốt hơn các giống khác.
Đây là giống chó năng động và tự tin. Nó thích học hỏi và được thử thách. Là một giống chó rất tò mò, nó là sự lựa chọn tuyệt vời để chăn cừu và chăn gia súc. Tuy nhiên, đôi khi chúng bảo vệ gia đình hoặc lãnh thổ quá mức cần thiết, đặc biệt là nếu ít được tiếp xúc với người. Mặc dù khó làm thân với người lạ, nhưng nó rất thông minh và vâng lời.
Chó chăn cừu Đức được đào tạo bài bản gần như vô hại. Tuy nhiên, ở Mỹ người ta ước tính rằng chó chăn cừu Đức là giống chó cắn người thường xuyên nhất. Hơn nữa, chúng rất hung dữ với những con chó nhỏ hơn. Theo báo cáo năm 1999 tại Australia, chó chăn Đức là giống chó tấn công người dân nhiều thứ 3 ở một số vùng của nước này.
Chó chăn cừu Đức là giống chó làm việc rất hữu ích, đặc biệt là cho cảnh sát. Chúng được sử dụng để theo dõi bọn tội phạm, tuần tra các khu vực nguy hiểm và phát hiện các chất đáng ngờ. Hơn nữa, hàng ngàn chú chó Berger đã và đang được sử dụng bởi quân đội. Chúng thực hiện một loạt nhiệm vụ chinh sát, cảnh báo binh lính về sự hiện diện của kẻ thù, bẫy hoặc các mối nguy hiểm khác.
Chó Berger Đức cũng đã được đào tạo bởi các nhóm quân sự cách nhảy dù từ máy bay hoặc được dùng làm vũ khí chống tăng (thuốc nổ được buộc vào người những chú chó được huấn luyện cách chạy vào gầm xe tăng). Trong Thế chiến II, chúng được dùng làm chó đưa tin, chó cứu hộ và chó bảo vệ cá nhân. Rất nhiều chú chó đã được đưa về nhà sau chiến tranh bởi những người lính, vì họ đã bị ấn tượng bởi trí thông minh của giống chó này và đã kết thân với chúng.
Theo Tiền Phong