Đường phát thải carbon trong thiên hà vô tuyến xa nhất

Google News

(Kiến Thức) - Một nhóm nghiên cứu gồm các nhà thiên văn học, chủ yếu đến từ Đại học Ehime và Đại học Kyoto ở Nhật Bản đã phát hiện thành công một đường phát thải carbon (CIVλ1549) trong thiên hà vô tuyến xa nhất.

Sử dụng Máy ảnh và Máy thăm dò quang phổ Vật thể mờ (FOCAS) trên Kính viễn vọng Subaru, nhóm nghiên cứu đã quan sát thiên hà vô tuyến TN J0924-2201, cách xa 12,5 tỷ năm ánh sáng và lần đầu tiên có thể đo được thành phần hóa học của nó.
Nghiên cứu cho thấy một lượng carbon đáng kể đã tồn tại sớm nhất là 12,5 tỷ năm trước, chưa đầy một tỷ năm sau Vụ nổ Big Bang. Phát hiện quan trọng này góp phần vào sự hiểu biết của chúng ta về sự tiến hóa hóa học của vũ trụ.
Duong phat thai carbon trong thien ha vo tuyen xa nhat

Nguồn ảnh: Scientific American 

Họ tập trung quan sát vào TN J0924-220, thiên hà vô tuyến xa nhất được biết đến; nó có giá trị dịch chuyển đỏ cao hơn 5 (z = 5.19) và cách xa 12,5 tỷ năm ánh sáng.
Sử dụng FOCAS trên Kính viễn vọng Subaru, họ đã thu được quang phổ của thiên hà và lần đầu tiên phát hiện thành công một vạch phát xạ carbon (CIVλ1549). Dường như TN J0924-2201 đã trải qua nhiều quá trình tiến hóa hóa học đáng kể ở độ dịch chuyển đỏ cao hơn 5 (z> 5).

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Huỳnh Dũng (theo Universe Today)