Không nên lo lắng, vì đây không phải đồng xu có ma nhập, mà chỉ là một hiện tượng vật lý hết sức phổ thông, nhưng cực kỳ thú vị.
Khối băng đặt bên dưới không phải nước đá, mà là khí CO2 ở thể rắn, hay còn gọi là đá khô (dry ice).
|
Ảnh: Internet |
Khí CO2 thì chắc ai cũng biết rồi, vì nó đã quá phổ biến. Khí này sẽ hoá rắn khi đạt nhiệt độ khoảng -78,5 độ C, tạo thành chất mà chúng ta gọi CO2 thì ai cũng biết. Ở nhiệt độ thông thường, nó là chất khí được các loài động vật thải ra trong quá trình hô hấp, và rất phổ biến trong tự nhiên. Tuy nhiên, điểm độc đáo và có phần đặc thù của CO2 là nó không có dạng lỏng, trừ phi trong điều kiện áp suất gấp 5 lần áp suất khí quyển (5,1 bar). Trong điều kiện áp suất thông thường, CO2 chuyển thẳng từ dạng khí thành dạng rắn tại mức nhiệt khoảng -78,5 độ C, rồi thăng hoa trở lại thành dạng khí khi nhiệt độ tăng lên.
Giải mã hiện tượng “đồng xu có ma” run bần bật trên khối băng dù chẳng hề có gió
Với nhiệt độ hóa rắn thấp khủng khiếp như vậy, khi đồng xu chạm vào, nó chắc chắn sẽ có mức nhiệt cao hơn. Do đó, khu vực tiếp xúc giữa chúng sẽ ngay lập tức nóng lên do sự trao đổi nhiệt, khiến phần băng ở đó sẽ tan chảy, cùng với sự thay đổi áp suất. Khi không khí lưu thông qua đồng xu, áp suất tạo nên tiếng rít rợn người này.
Không lâu sau, đồng xu sẽ tạo nên một khoảng trống đủ lớn trên mặt băng, tạo lên luồng không khí lưu thông còn lớn hơn. Hệ quả là đồng xu run rẩy dữ dội như vừa gặp ma vậy.
Lưu ý khi thí nghiệm với đá khô
Cần nhấn mạnh một lần nữa rằng, đá khô chính là CO2 ở thể rắn. Khi thăng hoa thành thể khí, nó chính là sản phẩm được động vật thải ra trong quá trình hô hấp. Hấp thụ nhiều khí này có thể gây ngạt thở, bất tỉnh, thậm chí tử vong. Đó chính là lý do vì sao không để nhiều hoa và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa, vì vào ban đêm, cây ( hoa ) sẽ thực hiện quá trình hô hấp bằng cách lấy khí Ôxi có trong phòng và thải ra khí Cacbonic.
Theo Đại kỷ nguyên