Được xây dựng công phu nên chi phí để xây dựng đại dương thu nhỏ này lên tới 290 triệu USD. Georgia Aquarium là thành quả của doanh nhân Bernard Marcus - người đã ủng hộ tới 250 triệu USD để hoàn thiện công trình độc đáo này.
Georgia Aquarium có năm phòng trưng bày riêng biệt được sắp xếp xung quanh khu trưng bày chính. Mỗi phòng trưng bày lại có tên riêng, thể hiện nét đặc trưng của từng phòng như Georgia Explorer, Tropical Diver, Ocean Voyager, Cold-Water Quest và River Scout. Những bể nước trong phòng trưng bày gồm rất nhiều loài động vật với vô vàn kích cỡ, màu sắc, từ cá voi, cá mập, chim cánh cụt cho tới rái cá, lươn điện, sao biển...
Trong 5 bể nước, bể Ocean Voyager là bể lớn nhất, chiếm tới 3/4 số nước của bể cá. Khi tới đây, một băng tải sẽ chầm chậm đưa du khách đi qua một đường hầm bên dưới đáy bể cá, để du khách có thể chiêm ngưỡng các loài vật từ phía dưới. Ở một số bể đặc biệt, du khách còn có thể có những trải nghiệm như đang trực tiếp chạm tay vào các con vật.
Để điều hành thuỷ cung Georgia Aquarium cần tới hàng trăm nhân viên chăm sóc tất cả mọi thứ từ việc cho ăn, làm sạch bể, cùng sự hỗ trợ của hàng chục máy tính để theo dõi nhiệt độ và lưu lượng nước bơm vào.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Ngọc Anh (Theo Amusingplanet)