Cá mặt quỷ thường sống tại vùng nước cạn, nhất là khu vực gành đá, rạn san hô ven đảo. Hiện nay, loài cá này phân bố chủ yếu ở các vùng duyên hải Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tại Việt Nam,
cá mặt quỷ được tìm thấy nhiều nhất ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi; một số khác ở Phú Yên, Nha Trang, Bình Thuận.
Cá mặt quỷ có thân hình xù xì, lớp da thô ráp, loang lổ khắp mình màu nâu đỏ lẫn màu rêu với nhiều vây sắc nhọn ở sống lưng. Đây là một đặc điểm giúp chúng ngụy trang trên đá để lẩn trốn kẻ thù.
Hiện có ít nhất 8
loài cá mặt quỷ được biết đến với độc tố dưới dạng nọc độc; trong đó, loài cá mặt quỷ Synanceia verrucosa và loài cá mao quỷ S.horrida là phổ biến nhất tại Việt Nam.
Ngư dân e ngại trước cá mặt quỷ vì chúng có thể gây chết người bằng những chiếc gai chứa đầy nọc độc. Nọc độc của loài cá này tập trung chủ yếu dưới 13 chiếc gai nhọn ở sống lưng. Khi bị kích động, chúng sẽ tấn công bất cứ thứ gì chạm vào.
Khi vây cá đâm vào con người, các tia vây sẽ ngay lập tức đâm sâu vào da thịt nạn nhân. Sau đó, độc tố từ dưới gai sẽ phun lên không trung theo tia thẳng đứng, tức vào bên trong cơ thể người, tác động trực tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và làm cơ trơn của tim ở người sưng to, rối loạn huyết áp, nhịp tim, nhịp thở. Nhẹ thì khiến nạn nhân có cảm giác đau dữ dội kéo dài đến 12 giờ, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, run, nhịp tim bất thường, co giật và liệt; nặng thì sẽ bị tử vong chỉ sau 2 giờ đồng hồ.
Cá mặt quỷ có thể sống được đến vài ngày trong điều kiện không khí ẩm, dù không phải trong môi trường nước biển.
Độc tính của cá mặt quỷ vẫn có thể tồn tại nhiều ngày trong các tia vây ngay cả khi cá chết.
Màu sắc của cá mặt quỷ thay đổi theo sự thay đổi của môi trường sống.
Cá mặt quỷ có khả năng tấn công và tiêu diệt cả những kẻ thù là loài rắn hổ biển cực độc có kích thước rất lớn.
Theo Infonet