Thông qua quan sát quá trình va chạm của tiểu hành tinh khổng lồ tới Mặt trăng, chúng ta có thể nắm rõ hơn về các va chạm diễn ra trong
hệ Mặt trời. Bề mặt Mặt trăng đầy các hố trũng, là kết quả do đá vũ trụ va chạm vào. Các khối đá vũ trụ đó hầu hết đều là các mảnh vỡ từ sao chổi và các hành tinh nhỏ. Các
khối đá va chạm vào bề mặt
Mặt trăng với tốc độ cực nhanh, mạnh (khoảng 10 ngàn dặm mỗi giờ). Các khối đá càng lớn thì tác động của va chạm càng khốc liệt.
|
Các luồng khí nóng bốc ra từ các vụ va chạm trên Mặt trăng sẽ thành tia sáng lóe lên khi được quan sát từ Trái đất. |
Các hố trũng trên bề mặt Mặt trăng đều hình thành do tác động va chạm mạnh, nhưng không giống như Trái đất, bề mặt Mặt trăng không có lớp khí quyển bảo vệ nên ngay cả khi các khối đá nhỏ va chạm phải thì nó cũng tạo nên các hố trũng nhỏ. Các luồng khí nóng bốc ra từ các vụ va chạm trên Mặt trăng sẽ thành tia sáng lóe lên khi được quan sát từ Trái đất.
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện “một quầng sáng sáng nhất và kéo dài nhất” có thể thấy được ngay cả từ Trái đất do va chạm ở trên vùng Mare Nubium của Mặt trăng. Vụ va chạm để lại quầng sáng với độ sáng tương đương như sao Bắc Đẩu và ánh sáng sau vụ va chạm kéo dài tám giây. Các nhà khoa học tin rằng vụ va chạm đã tạo nên hố khổng lồ trên bề mặt sao Hỏa, với đường kính vào khoảng 40m. Di chuyển với tốc độ hơn 61.000 km/h, thiên thạch này đã va vào vùng Mare Nubium của Mặt trăng với lực tương đương 15 tấn thuốc nổ TNT.
Theo các nhà nghiên cứu, những hình ảnh va chạm từ Mặt trăng này có thể giúp ích khoa học để phân tích tác động của nó lên Trái đất, và tác động của va chạm nếu xuất hiện trên Trái đất có thể lớn hơn so với những nghiên cứu trước đó.
Lưu Thoa (theo iO9)