Top động vật quý hiếm tại Olympic mùa đông 2018

Google News

Một con kỳ nhông không có phổi, một con hươu với những cái răng nanh như ma cà rồng và một con chim màu đen có răng như trẻ em con người... những động vật quý hiếm nói lên sự phong phú về đa dạng sinh học ở Hàn Quốc.

Tại Thế vận hội mùa Đông 2018 được tổ chức ở Bình Xương (Pyeongchang), liệu công chúng có bất kỳ ngạc nhiên nào khi được tận mắt chiêm ngưỡng nhiều loài động vật quý hiếm "xâm lược" các sân golf như trong suốt sự kiện Thế vận hội Rio de Janeiro năm 2016?
Hươu răng ma cà rồng
 
Bất kỳ vận động viên thể thao Thế vận hội nào nếu đi lang thang sâu vào những triền đồi bạt ngàn cây rừng ở bên ngoài Bình Xương đều sẽ có cơ hội tận mắt khám phá hàng tá những câu chuyện kinh dị liên quan đến một loài sinh vật sống trong rừng sâu. Loài hươu xạ đực Siberia (Moschus moschiferus) trông rất dữ tợn với 2 cái răng nanh chĩa dài ra bên ngoài, nhưng kỳ thực chúng lại là loài động vật ăn cỏ, vô hại.
"Những con hươu xạ đực thường được Tạo hóa sinh ra những chiếc răng nanh nhọn hoắt, nhằm giúp chúng đánh nhau giành "quyền được yêu" trong suốt mùa sinh sản", hãng tin Live Science dẫn lời ông Jack Tseng, một nhà Cổ sinh vật học công tác tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ (AMNH).
Thực vậy, loài hươu xạ có nguồn gốc bản địa là sinh sống quanh các rặng núi quanh Châu Á và nước Nga, chúng là loài động vật mà con người rất thèm muốn: Những con hươu xạ đực có tuyến thơm thường có giá trị gần 20.455 bảng Anh (tương đương 45.000 USD/kg xạ hương) trên thị trường "chợ đen", theo báo cáo của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).
Năm 2016, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã bắt đầu tiến hành nhân bản hươu xạ nhằm cứu giúp loài thú này khỏi thảm họa tuyệt chủng. (Hình 1)
Chích chòe than Hàn Quốc
 
Loài chim chích chòe than Hàn Quốc (Pica pica sericea) là một loài chim hót hay, loài này giống chim quạ có màu lông lưng đen, bụng lông trắng và đôi cánh có sọc màu xanh nước biển. Chích chòe than rất phổ biến ở Hàn Quốc, chúng thường được giành một vị trí trang trọng trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa Đông. Loài chim xinh xắn này có một tiểu sử huy hoàng trong nền văn hóa ở xứ này.
Chim chích chòe than là một biểu tượng tượng trưng cho may mắn trong nền văn hóa dân gian Hàn Quốc, và đôi khi còn xuất hiện trong các truyện cổ tích được trẻ em Hàn Quốc yêu thích. Một số trẻ em ở Hàn Quốc còn có tục ném răng sữa của chúng lên mái nhà mình để nhằm mục đích hy vọng một con chích chòe than sẽ mổ những cái răng này bay đi, và mang lại nhiều tin tức tốt lành cho các chủ nhân sống trong nhà. Mặc dù nổi tiếng trong văn hóa dân gian, nhưng chim chích chòe cũng từng có những vụ tấn công con người.
Theo một nghiên cứu vào năm 2011, chim chích chòe than biết cách nhận diện khuôn mặt con người, và nhớ như in những ai đã từng gây đe dọa cho tổ của chúng. Khi cảm thấy tổ ấm bị đe dọa, chim chích chòe than sẽ tấn công bất kỳ ai dám léng phéng xâm nhập "tư gia".
Sếu gáy trắng
 
Những con chim sếu gáy trắng (Antigone vipio) có hình dáng thanh nhã, đang gặp nguy cấp tuyệt chủng và thường trải qua mùa trú Đông yên ổn ngay tại Khu phi quân sự Triều Tiên (DMZ), một cánh rừng bạt ngàn nằm giữa biên giới 2 nước Triều Tiên và Hàn Quốc. Nói cách khác, sếu gáy trắng là biểu tượng hoàn hảo về nền hòa bình trên bán đảo Liên Triều.
Cái tên "Sếu gáy trắng" được lấy từ hình dáng của chúng: một vệt lông màu trắng chạy dài ở phía trên cổ, nhưng cái màu trắng này càng làm nổi bật hơn bởi những bản màu đỏ nằm quanh mắt con chim.
Theo Qũy sếu quốc tế (ICF), loài sếu gáy trắng thường sinh sống chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc và Mông Cổ, nhưng mỗi mùa Xuân lại có khoảng vài trăm con chim sếu gáy trắng bay về phương Nam tìm tới khu DMZ. (Hàng ngàn con chim sếu gáy trắng khác vẫn tiếp tục bay đến một số địa điểm kiếm ăn ở Nhật Bản).
Nhưng dừng chân trên bán đảo Liên Triều có thể rất quan trọng tới sự sinh tồn của loài chim này, theo tuyên bố của IUCN. Do sự thu hẹp dần dần của những vùng đất ngập nước bởi hoạt động khai thác của con người, mà loài sếu gáy trắng được xếp vào danh sách "tổn thương" bởi IUCN.
Lợn rừng
 
Chúng là vua của các loài thú săn mồi miền sơn cước, và theo các báo cáo của Trụ sở thảm họa và cứu hỏa đại đô thị Seoul, thì lợn rừng (Sus scrofa) giờ đây đang "đứng đầu chuỗi thức ăn ở Hàn Quốc". Loài lợn nhút nhát này giành phần lớn thời gian của chúng để kiếm ăn trong các hệ sinh thái núi non, nhưng trong những năm gần đây, chúng đã mạnh dạn đổ bộ xuống các vùng đô thị.
Ví dụ, người ta đã báo cáo nhìn thấy lợn rừng ở Seoul, ít nhất tăng 11 lần, từ 56 vụ nhìn thấy nó ở Seoul vào năm 2012, tăng lên thành 623 lần vào năm 2016. Phần lớn dân chúng nhìn thấy lợn rừng trong khoảng giữa tháng 9 và tháng 12, khi nguồn thức ăn dành cho chúng trở nên ít hơn ở vùng núi non.
Khi mà những loài thú hoang dã như hổ đã tuyệt chủng ở Hàn Quốc, thì sự tăng dân số ở lợn rừng đang khiến mối tương tác giữa con người với chúng ngày càng trở nên phổ biến hơn lúc nào hết.
Kỳ nhông không phổi
 
Náu mình bên dưới các tảng đá, loài thằn lằn không phổi chủ yếu hít thở thông qua bộ da của chúng. Loài kỳ nhông Hàn Quốc (Karsenia Koreana) chỉ mới được phát hiện vào năm 2003, và các nhà khoa học không lăn tăn nhiều về nó.
Loài sinh vật này chủ yếu sống náu mình trong các cánh rừng mọc bên trên các khối đá vôi, và nó có nhiều điểm tương tự với loài kỳ nhông không phổi Bắc Mỹ gọi là Plethodontidae, bao gồm phần lớn các loài kỳ nhông thế giới.
Vì thế loài K. koreana chỉ là loài kỳ nhông không phổi duy nhất được phát hiện ở Châu Á, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng có lẽ chúng là một trong số các loài kỳ nhông bị tuyệt chủng.
Hãng tin Live Science dẫn lời nhà Sinh học và đồng thời là một chuyên gia về kỳ nhông, ông David Wake, công tác tại Đại học California, Berkeley (Mỹ) phát biểu: "Môi trường sống ở Châu Á rất thích hợp với những loài động vật dạng này - vì nó rất hiếm và nhiều loài trong số chúng bị tuyệt chủng ở nơi khác, mà không phải là ở Châu Á".
Nói cách khác: những người đam mê loài động vật lưỡng cư tha hồ nhìn thấy những con kỳ nhông không phổi lãng du đâu đó trên bán đảo Liên Triều.
Theo An Ninh Thế giới