Mổ tim, thay khớp miễn phí nhờ BHYT

Google News

(Kiến Thức) - Nhiều loại dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn theo danh mục của Bộ Y tế quy định (can thiệp tim mạch, mổ tim hở, thay ổ khớp nhân tạo, phẫu thuật bằng dao gamma, PET/CT…) đã được BHYT chi trả.   

Trong nhiều năm qua, đặc biệt trong những năm gần đây, Bộ Y tế luôn được giao trọng trách quan trọng trong thực thi một trong những chính sách an sinh xã hội cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, đó là chính sách BHYT. Thực thi nhiệm vụ khó khăn này, Bộ Y tế đã tập trung sức lực, trí tuệ và những nỗ lực không ngừng trong vai trò quản lý nhà nước về BHYT và đạt được những kết quả rất tích cực, đưa chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHYT đi vào cuộc sống ở cả bề rộng và chiều sâu.

Nhiều loại dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn theo danh mục của Bộ Y tế quy định (can thiệp tim mạch, mổ tim hở, thay ổ khớp nhân tạo, phẫu thuật bằng dao gamma, PET/CT…) đã được BHYT chi trả. Ảnh: tuyengiao.vn

Những kết quả chính đạt được chỉ trong vòng 03 năm qua, kể từ khi Luật BHYT có hiệu lực là:

- Tăng nhanh đối tượng tham gia BHYT, từ năm 2010, tổng số người tham gia BHYT là 52,407 triệu, đạt tỷ lệ bao phủ khoảng 60% dân số. Năm 2011, tổng số người tham gia BHYT là 57,982 triệu, tỷ lệ bao phủ khoảng 64,9% dân số, tăng 4,6 triệu người (9%) so với năm 2010. Năm 2012, số người tham gia BHYT là 59,164 triệu, chiếm khoảng 66,8% dân số.

- Một số cơ chế, chính sách liên quan đến BHYT do Bộ Y tế đề xuất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện:

+ Chính sách hỗ trợ toàn bộ mức đóng cho người cận nghèo sinh sống ở 62 huyện nghèo và những hộ mới thoát nghèo được Thủ tướng quyết định. Tạo cơ hội cho gần 700 ngàn người tham gia BHYT.

+ Đề án lộ trình tiến tới BHYT giai đoạn 2012-2015 và đến 2020 được phê duyệt với mục tiêu và giải pháp rất cụ thể sẽ tạo nên ảnh hưởng chính trị sâu rộng và quyết tâm mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội trong thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Trong đề án này, những cách tiếp cận mới mang tính nguyên tắc trong thực hiện BHYT toàn dân đã được đề cập và được đánh giá cao.

Năm 2010, tổng số người tham gia BHYT là 52,407 triệu, đạt tỷ lệ bao phủ khoảng 60% dân số. Năm 2011, tổng số người tham gia BHYT là 57,982 triệu, tỷ lệ bao phủ khoảng 64,9% dân số, tăng 4,6 triệu người (9%) so với năm 2010. Năm 2012, số người tham gia BHYT là 59,164 triệu, chiếm khoảng 66,8% dân số. 

Để đạt mục tiêu đến năm 2020 có trên 80% dân số tham gia BHYT và tiến tới BHYT toàn dân, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành Đề án “Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020” với mục tiêu chính là: Mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT trên cả 3 phương diện: tỷ lệ dân số tham gia BHYT, phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng và giảm chi trả từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ y tế; đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững.

- Các cơ chế, chính sách và hướng dẫn tổ chức triển khai Luật BHYT của Bộ Y tế đã đáp ứng nhu cầu ngày một tốt hơn về KCB BHYT. số lượt người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh tăng nhanh và tăng cả về tần suất KCB tại tất cả các tuyến y tế, từ xã/phường đến trung ương.  

Theo thống kê, số lần khám, chữa bệnh của người có thẻ BHYT tăng dần theo các năm. Năm 2010 có 102 triệu lượt (93,7 triệu lượt khám, chữa bệnh ngoại trú và 8,9 triệu lượt điều trị nội trú), tăng 21% so với năm 2009. Tần suất khám chữa bệnh bình quân là 1,95 lượt/người/năm, trong đó, số lượt khám chữa bệnh ở tuyến huyện chiếm khoảng 42% và khám, chữa bệnh tại tuyến xã khoảng 31%.

Năm 2011 có 118,4 triệu lượt (ngoại trú 105,5 triệu lượt, nội trú 12,9 triệu lượt); tỷ lệ khám chữa bệnh tại tuyến huyện xấp xỉ 43%; tần suất khám chữa bệnh bình quân 2,02 lượt/người/năm.

Đến năm 2012 ước tính có 121 triệu lượt khám, chữa bệnh BHYT, tăng gần 2,6 triệu lượt so với năm 2011.

- Quyền lợi người tham gia BHYT không ngừng được mở rộng trong khi vẫn đảm bảo được cân đối quỹ BHYT và có kết dư. Hầu hết các dịch vụ kỹ thuật trong chẩn đoán, điều trị, các loại thuốc đều thuộc danh mục BHYT chi trả. Nhiều loại kỹ thuật, nhiều loại thuốc ngay cả các nước có điều kiện kinh tế phát triển hơn Việt Nam nhiều lần cũng không được Quỹ BHYT của họ chi trả. Điều này chúng tỏ tính ưu việt của chế độ BHYT ở Việt Nam, nhung cũng khẳng định khả năng quản lý tốt các nguồn lực, trong đó có nguồn quỹ BHYT, trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Nhiều loại dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn theo danh mục của Bộ Y tế quy định (can thiệp tim mạch, mổ tim hở, thay ổ khớp nhân tạo, phẫu thuật bằng dao gamma, PET/CT…) đã được BHYT chi trả.

Các thuốc điều trị, bao gồm cả thuốc tân dược và thuốc đông y, thuộc phạm vi chi trả từ quỹ BHYT dựa trên Danh mục thuốc do Bộ Y tế ban hành đã đáp ứng được nhu cầu điều trị của các cơ sở KCB.

Danh mục thuốc tân dược ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011 gồm 1143 hoạt chất, 57 hoạt chất phóng xạ. Danh mục thuốc đông y và các vị thuốc YHCT ban hành kèm Thông tư số 12/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010  của Bộ Y tế gồm 127 chế phẩm thuốc và 300 vị thuốc. Dựa trên các danh mục này, các bệnh viện lựa chọn thuốc cụ thể để đấu thầu mua sắm và sử dụng cho người bệnh (thực tế đã có tới hơn 20 ngàn tên thuốc cụ thể được các bệnh viện mua sắm và thanh toán BHYT).

Đối với nhóm thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, quỹ BHYT thanh toán 50% chi phí đối với các thuốc ngoài danh mục cho đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi và người tham gia BHYT liên tục từ đủ 36 tháng trở lên.

TIN LIÊN QUAN


ĐANG ĐỌC NHIỀU