Mực
Mực là loại hải sản được nhiều người thích khi ăn lẩu. Tuy nhiên, không phải mực ở quán nào cũng đảm bảo chất lượng. Mực có thể được bảo quản rất lâu. Nếu thấy mực không tươi, mắt đục, thịt nhớt, râu và đầu không dính chặt chứng tỏ mực đã ươn, bạn tuyệt đối không được ăn.
Nếu muốn ăn mực, hãy đến những quán lẩu chuyên về hải sản. Ở đó, lượng tiêu thụ thực phẩm lớn, mực tươi sẽ được nhập về thường xuyên. Không nên gọi mực ở những quán không chuyên về hải sản.
Cá viên, tôm viêm, bò viên
Các loại thịt viên cũng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, sự thật là các loại cá viên, tôm viên này thường được làm từ những loại thịt vụn, thậm chí thịt không tươi ngon và cho thêm các phụ gia để khử mùi, tăng độ hấp dẫn. Rất khó để xác định chất lượng của các loại thịt viên này nên tốt nhất không nên gọi chúng khi ăn lẩu.
Tiết vịt
Một số quán lẩu có thêm món tiết vịt. Nhưng bạn thử nghĩ xem, một con vịt làm sao có thể có nhiều tiết như vậy trong khi quán lẩu luôn có rất nhiều tiết để bán.
Trên thực tế, tiết vịt thường được pha tạp chất, pha tiết của các loại động vật khác để thay thế. Do đó, chúng ta không thể chắc chắn về nguồn gốc cũng như chất lượng của loại thực phẩm này.
Cách nhận biết nước lẩu làm từ hóa chất
Nếu nồi lẩu vừa mang ra đã có mùi thơm ngào ngạt, khả năng cao nó đã được pha thêm hóa chất tạo mùi. Nước lẩu thông thường được ninh từ xương sẽ có mùi thơm nhẹ và chúng ta thường chỉ cảm nhận được nó khi ăn.
Nếu thấy nước lẩu ở các cửa hàng có màu đỏ hồng hay hơi vàng cam bất thường thì có thể suy đoán rằng nồi lẩu này đã được dùng loại nước pha từ hóa chất và phụ gia.
Khi nếm thử nếu thấy nước lẩu cay xè và có vị ngọt đậm thì khả năng cao đó là sản phẩm của công nghệ gia vị tạo ngọt, tạo cay.
Theo Khoevadep