3 thứ nếu để trong ngăn đá sẽ trở thành "thảm họa chết người"

Google News

Bạn tuyệt đối không nên để 3 thứ có tên dưới đây vào ngăn đá tủ lạnh, nếu không muốn gia đình mình gặp nguy hiểm.

Để nước ngọt có gas
Nhiều người thích đồ uống lạnh thường hay để nước ngọt hoặc bia vào trong ngăn đá mà không biết hành động này có thể làm cho nước uống của mình nổ tung không khác gì bom. Nguyên nhân là khi được đặt trong nhiệt độ lạnh (dưới 0 độ C), các lon nước ngọt có gas (kể cả chai thủy tinh) sẽ khó có thể chịu được áp lực nở ra của khí gas.
Đầu tiên, khi nước ngọt bị đông đá, khối lượng của nó sẽ tăng lên, khiến chiếc lon bị biến dạng và cuối cùng là phát nổ. Thứ 2, ở nhiệt độ dưới 0 độ C, các loại nước có gas có thể vẫn có một phần ở dạng lỏng do nhiệt độ đóng băng đã bị giảm xuống.
3 thu neu de trong ngan da se tro thanh
Ảnh minh họa. 
Rượu, bia và khí dễ cháy
Bạn cũng không nên để rượu, bia và các chất dễ cháy khác như cồn, xăng… trong tủ lạnh, đặc biệt là để ở ngăn đông đá. Không gian giới hạn của tủ lạnh là điều kiện tốt cho cháy nổ nếu khi khởi động hoặc xảy ra sự cố có tia lửa. Đồ uống có cồn bạn có thể được để trong tủ lạnh nhưng chỉ là ngăn lạnh thay vì ngăn đông.
Đá khô
Ngoài các đồ uống có gas, rượu bia, đá khô cũng là một trong những thứ được các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không để trong ngăn đá. Trong môi trường kín của tủ lạnh, do áp lực gia tăng mạnh sẽ khiến đá khô trở thành “quả bom” cực kỳ nguy hiểm, có thể làm nổ tung chiếc tủ lạnh, gây thương tích bạn và người thân trong gia đình.
3 thu neu de trong ngan da se tro thanh
Ảnh minh họa. 
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới một nguyên tắc an toàn khác là tránh cầm đá khô bằng tay không vì sẽ có nguy cơ bị tê liệt nghiêm trọng. Vì vậy, hãy sử dụng găng tay hoặc kẹp cao su khi lấy đá khô và lưu trữ nó trong bình đựng styrofoam hoặc thiết bị làm mát cách điện.
Những lưu ý khi sử dụng tủ lạnh
Các chuyên gia trong ngành điện tử điện lạnh cũng khuyến cáo tủ lạnh nếu không dùng đúng cách rất dễ biến thành “bom”. Do đó, không nên sử dụng loại tủ lạnh quá cũ. Còn nếu đang sử dụng tủ lạnh cũ thì không nên đụng chạm vào các thiết bị bên trong, hay tự ý mang đi nạp gas mới, mà chỉ lau rửa tủ và mời thợ về vệ sinh giàn ngưng nếu có bụi bám nhiều. Bởi lẽ, khí gas dùng trong tủ lạnh là một chất dễ cháy, dễ bắt lửa khi bị rò rỉ và nếu có nguồn lửa sẽ gây cháy tủ lạnh và cháy lây sang các vật khác trong nhà.
Đặc biệt, tuân thủ nguyên tắc kê tủ lạnh ở nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt, thiết bị điện và ánh sáng chiếu trực tiếp, cách xa tường tối thiểu 15 cm.
Khi tủ có tiếng động lớn từ máy nén hoạt động liên tục trong thời gian dài không tự ngắt; sờ hai bên hai thành tủ cảm thấy nóng hay cảm thấy có khí rất nóng tỏ ra từ máy nén; nghe tiếng động lạ từ máy nén,... thì người dùng cần phải ngắt ngay nguồn điện tủ lạnh để đảm bảo tủ không chập cháy dẫn đến phát nổ.
Theo Thảo Nguyên/Khỏe & Đẹp