Cụ thể, dự án có mục tiêu đầu tư cải tạo, nâng cấp hành lang Đông - Tây với chiều dài khoảng 197km qua sông Hậu (TP Cần Thơ), sông Trà Ôn, sông Măng Thít, sông Cổ Chiên, kênh Chợ Lách, sông Tiền, rạch Kỳ Hôn, kênh Chợ Gạo, rạch Lá, sông Vàm Cỏ, kênh Nước Mặn, sông Cần Giuộc, sông Soài Rạp (TP HCM).
|
Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Phụ nữ TP HCM. |
Hành lang này sẽ đảm bảo cho tàu tự hành đến 600 tấn, tàu 3 lớp container thường lưu thông 24/24h, tàu tự hành đến 1.500 tấn lợi dụng thủy triều ở mực nước cao để lưu thông.
Đồng thời, dự án cũng sẽ cải tạo nâng cấp hành lang Bắc - Nam, với chiều dài khoảng 82km, qua các sông: Đồng Nai, Nhà Bè, Lòng Tàu, Đồng Tranh, Tắc Cua, Gò Gia, Thị Vải (cụm cảng Cái Mép - Thị Vải).
Hành lang này sẽ đảm bảo tuyến luồng cho tàu tự hành đến 5.000 tấn, tàu 4 lớp container lưu thông thuận lợi, an toàn.
Dự kiến tổng mức đầu tư dự án khoảng 3.901 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 2.255 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 766 tỷ đồng...
Cơ cấu nguồn vốn của Dự án gồm vốn vay IBRD của WB trị giá 2.479 tỷ đồng sử dụng cho chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí tư vấn thiết kế kỹ thuật và giám sát thi công (không bao gồm thuế VAT).
Vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc dự kiến 13 tỷ đồng sử dụng cho chi phí cập nhật báo cáo nghiên cứu khả thi. Vốn đối ứng trị giá 1.408 tỷ đồng sử dụng cho thuế, chi phí quản lý dự án, giải phóng mặt bằng.
Thời gian thực hiện dự án là 5 năm, sau khi hiệp định tài trợ có hiệu lực, dự kiến thực hiện từ cuối năm 2022 đến năm 2027.
Mời độc giả xem thêm video Khởi động dự án đường sắt 10 tỷ USD nối TP.HCM - Cần Thơ ( Nguồn: THĐT).
Hữu Tôn