Mua sắm online, người dùng thường ít tiếp xúc trực tiếp với người bán, trải nghiệm thực tế của họ chủ yếu nằm ở người giao hàng - shipper.
Chi phí ship hàng tương đương quảng cáo
Theo phân tích từ Giaohangnhanh - công ty chuyên vận chuyển hàng hóa cho các shop online, cước vận chuyển đôi khi tương đương với chi phí quảng cáo. Ví dụ đồ có giá dưới 200.000 đồng, tiền quảng cáo cho một đơn hàng rơi vào khoảng 20-30% giá bán, tương đương 40.000-60.000 đồng; và đây cũng là mức phí ship hàng ngoại tỉnh.
Vì thế, nếu chỉ để ý đến tiền quảng cáo mà không cộng phí giao hàng online vào giá thành sản phẩm sẽ tác động đến lợi nhuận thu về. Người bán cần nắm rõ điều này để xác định lại giá bán, sau đó tìm một đơn vị vận chuyển có chi phí phù hợp với quy mô của shop.
|
Người kinh doanh online cần chú ý đến phí ship hàng. |
Cước phí không chỉ là phí vận chuyển
Đừng nhầm lẫn việc ship hàng chỉ bao gồm phí vận chuyển. Tổng cước phí cho một đơn hàng còn có chi phí dịch vụ thu COD, phí bảo hiểm, phí chọn loại hình giao gấp…
Chú ý đến những yếu tố này giúp chủ shop có thước đo cụ thể để so sánh giá giao hàng trên thị trường. Trong đó, một số đơn vị, đơn cử là Giaohangnhanh, chọn cách đưa ra cước vận chuyển cao nhưng lại miễn phí dịch vụ thu COD, bảo hiểm hàng hóa.
|
Cước phí giao hàng là tổng của nhiều yếu tố nhỏ. |
Khách quay lại hay không tuỳ thuộc shipper
Một số khách hàng quen đột nhiên không quay lại hay khách mới chỉ mua một lần rồi thôi? Nếu vậy, có lẽ chủ shop nên trao đổi với người mua và xem lại đơn vị giao nhận của mình. Rất có thể họ cảm thấy khó chịu với thái độ phục vụ của shipper.
Theo khảo sát mới đây của Giaohangnhanh, 70% người từng mua hàng online tiết lộ việc các shipper có thái độ không chuyên nghiệp, nói chuyện qua điện thoại thiếu lịch sự là nguyên nhân khiến họ mất cảm tình, thậm chí quyết định không tiếp tục mua hàng. Vậy nên, chủ shop cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn đối tác giao hàng.
|
Shipper đóng vai trò quyết định lớn trong khâu lựa chọn mua hàng. |
Hàng hóa rất dễ hư hỏng
Nhiều chủ shop than phiền hàng của họ hay bị dập, nứt, vỡ… khi chưa tới tay khách hàng. Nguyên nhân xuất phát cả hai phía: người bán chưa bao bọc kỹ hàng hóa, còn đơn vị vận chuyển chưa cẩn thận trong quá trình giao hàng. Do đó, đối với các mặt hàng dễ vỡ, móp méo, cách tốt nhất là gói hàng cẩn thận, đồng thời tìm đơn vị ship hàng uy tín.
Một số công ty giao hàng lớn trên thị trường đưa ra chính sách đền bù 100% giá trị hàng hóa bất kể lý do khi khách hàng khai giá sản phẩm. Chủ shop có thể giảm thiểu rủi ro cũng như tập trung vào chuyện bán hàng.
Hoàn trả là chuyện bình thường
Nếu hàng đã đi rất lâu mà vẫn chưa đến tay khách, rồi một ngày chủ shop nhận được thông báo hàng sẽ quay lại thì đừng quá lo lắng. Đây là tình huống bình thường mà người bán nào cũng sẽ gặp phải ít nhất một lần. Có thể vì shipper không liên hệ được người mua hoặc có ai đó đã nhận thay nhưng đến phút chót người trả tiền lại đổi ý không lấy hàng. Khi đó, món đồ sẽ được hoàn lại đến chủ shop.
Dù vậy, vấn đề nhức nhối nhất của người kinh doanh online khi bị trả hàng là mất chi phí vận chuyển, chi phí hoàn đơn. Chủ shop nên chọn đơn vị vận chuyển có chính sách tốt đi kèm, hỗ trợ miễn phí việc giao hàng lại nhằm tiết kiệm chi phí trước các rủi ro thường trực.
Theo Giang Thư Quân/Zing