Trong khi nấu, bạn chú ý điều chỉnh sao cho ngọn lửa vừa với đáy nồi. Ngọn lửa quá lớn khiến lượng gas bị tiêu tốn nhiều hơn mà món ăn lại chín không đều vì nhiệt lượng thay vì tập trung ở đáy nồi lại bị phân tán ra xung quanh.
Nên chọn nồi, chảo có kích thước vừa với lượng thức ăn cần nấu. Hạn chế nấu một lượng thức ăn nhỏ trong nồi lớn, như vậy sẽ gây lãng phí gas. Với các món ninh, hầm nên dùng nồi áp suất, vừa giúp thức ăn nhanh chín lại tiết kiệm gas khi nấu.
Sau khi nấu ăn, bạn nên lau chùi bếp gas để cặn bẩn không đọng lại làm bít các lỗ khí trên đĩa chia lửa (đường dẫn gas). Nếu không lau chùi thường xuyên, các lỗ khí bị bít lại sẽ khiến gas không ổn định, ngọn lửa cháy không đều khiến thức ăn lâu chín và hao gas.
Không chế nước lạnh vào nồi khi đang nấu
Khi nấu ăn, bạn nên ước lượng một lượng nước vừa đủ. Việc thêm nước lạnh vào nồi đang nấu sẽ kéo dài thời gian đun sôi nước và gây tốn gas nhiều hơn. Nếu muốn thêm nước, bạn nên thêm nước sôi để tiết kiệm thời gian và lượng gas tiêu thụ.
Khóa bình gas sau khi nấu
Sau khi nấu ăn, bạn nên khóa van bình gas lại. Cách này giúp hạn chế lượng gas thất thoát ra bên ngoài. Không những thế còn giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh hiện tượng rò rỉ khí gas, gây cháy nổ...
Không bật tắt bếp nhiều lần khi nấu
Trước khi nấu, bạn nên chuẩn bị và sơ chế sẵn các nguyên liệu. Đến khi nấu chỉ cần bật bếp và cho thức ăn vào nồi chảo chế biến là xong. Việc này giúp bạn tránh phải bật tắt bếp nhiều lần trong quá trình nấu, giảm lượng gas hao tổn.
Dùng vòng chắn gió cho bếp gas
Vòng chắn gió hay còn gọi là kiềng tiết kiệm gas làm bằng kim loại, được dùng để bao quanh đầu đốt. Sản phẩm này giúp nhiệt lượng không bị tản ra khi đun, định hướng nhiệt thẳng lên đáy nồi, giúp lửa cháy đều, nhiệt tập trung vào đúng vị trí và tiết kiệm năng lượng.
Tận dụng các thiết bị nấu ăn khác
Bạn nên sử dụng kết hợp giữa bếp gas và các thiết bị nhà bếp khác. Chẳng hạn như khi cần đun nước sôi, hãy dùng ấm siêu tốc; khi cần chiên rán, có thể dùng nồi chiên không dầu, lò nướng...