Đôi khi, việc bạn làm ra tiền còn không khó bằng cách bạn giữ tiền. Tiết kiệm là đức tính tốt mà bất cứ ai cũng cần phải học. Đặc biệt, tình hình dịch bệnh như hiện này, bạn càng phải đều cao tinh thần tiết kiệm.
Dưới đây là 9 cách tiết kiệm mà ngay cả triệu phú cũng áp dụng mỗi ngày
Không mua sắm bốc đồng
"Tiêu dùng bốc đồng" là điều mà những người giàu sẽ không làm.
Vào các dịp đặc biệt như Black Friday, Christmas hay những đợt siêu sale của sàn thương mại điện tử, nhiều người thường chi quá tay, vượt lên nhu cầu mua sắm thực sự của mình. Có rất nhiều món đồ không cần thiết nhưng chúng ta vẫn mua vì tâm lý thích “săn sale”.
Warren Buffett từng nói: “Nếu bạn đem tiền để mua những thứ không cần thiết thì chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ phải bán những thứ cần thiết để lấy tiền.”
Đặt hạn mức cho từng khoản chi tiêu
Nguyên tắc 5-3-2 trong chi tiêu được rất nhiều người áp dụng và hầu hết đều hài lòng với tỷ lệ này. Nghe qua thì tưởng "cao sang" nhưng thực ra nguyên tắc này rất đơn giản.
Nếu bạn kiếm được 10 đồng, hãy chi 5 đồng cho các khoản cơ bản và nhu cầu thiết yếu. Ba đồng tiếp theo là dành cho đam mê, sở thích của bạn và 2 đồng còn lại để trả nợ, đầu tư...
Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, bạn nên linh hoạt cân đối lại hạn mức này. Những nhu cầu thiết yếu thực sự khiến người ta đau đầu! Bà mẹ đảm có thể chọn cam sành mọng nước và thuần Việt thay vì cam Úc, cam Mỹ... vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cả nhà và tiết kiệm được một khoản chẳng nhỏ.
Thay vì chi hàng triệu đồng cho chiếc đầm hàng hiệu, bạn hãy đút lợn ngay bởi WFH (làm việc tại nhà) thì diện váy ''trendy'' để làm gì? Còn các đức lang quân có thể tranh thủ giai đoạn này để cai thuốc, cắt luôn khoản nhậu nhẹt sau giờ làm... Thế cũng tiết kiệm được một món kha khá.
Không tiêu quá nhiều tiền vào phim ảnh, trò chơi
Thomas Corley, tác giả của cuốn “Những thói quen giàu có” từng chỉ ra rằng: “Người giàu biết cách sử dụng thời gian hiệu quả để làm những việc hiệu quả hơn. Họ ít khi xem TV vì muốn dùng thời gian đó để phát triển các thói quen quan trọng khác; chẳng hạn như đọc sách, học giao tiếp, học ứng xử...
Một cuộc khảo sát chỉ ra rằng hơn 80% những người thành công thích đọc sách và hiếm khi chi tiền cho các hoạt động giải trí, chẳng hạn như mua PS5, Netflix...
Giống như cách mà tỷ phú giàu nhất Hong Kong - Lý Gia Thành đã tuyên bố rằng: “Đầu tư tiền bạc vào việc giáo dục chính bản thân mình mới là khoản đầu tư thích đáng.”
Tránh vay mượn như 'tránh dịch hạch'
Đa phần người ta đều nghĩ vay nợ là điều không thể tránh khỏi, và là 1 phần trong cuộc sống bình thường. Người ta thường phân chia các món nợ ra thành 'nợ tốt' và 'nợ xấu'. Và họ nói liên tu bất tận về những món nợ, như những điều huyền bí của toán học vậy.
Về cơ bản, nợ không phải là điều gì đó quá phức tạp. Nhưng hãy nhớ rằng việc bạn trả tiền cho người khác bằng cách mượn tiền tạm thời của họ chỉ là cách khiến bạn nhanh nghèo hơn đi mà thôi. Và việc bạn cho người khác vay lãi chính là cách để bạn ngày một giàu lên.
Do vậy, hãy chỉ vay tiền và trả lãi (bởi điều đó khiến bạn nghèo đi) trong hai tình huống không thể tránh được như sau: Khi bạn buộc phải vay tiền để tồn tại; Khi mà khoản vay giúp bạn sinh lời nhiều hơn số lãi mà bạn phải trả. Đừng bao giờ vay tiền khi khoản tiền mà bạn đi vay giúp bạn sinh sôi nảy nở ra nhiều tiền hơn nhé.
Đặt ra những ngày "không chi tiêu"
Đây cũng là một trong những cách giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền hơn: Hãy đặt ra những ngày trong tháng - thậm chí là nguyên cuối tuần - không mua sắm bất kỳ thứ gì ngoại trừ đồ dùng thiết yếu.
Không sử dụng quá nhiều thẻ tín dụng
Cũng trong cuốn sách "Những thói quen giàu có”, tác giả Thomas Corley chia sẻ rằng: Chỉ có 8% người giàu sử dụng nhiều hơn một thẻ tín dụng.
Thông qua những phân tích của mình, ông còn khẳng định: Có càng nhiều thẻ tín dụng thì chúng ta càng có nhiều khả năng tạo ra tiêu dùng không cần thiết.
Đừng mua những thứ không có giá trị lâu dài
Mỗi người nên có cho mình thói quen xác định giá trị sử dụng và thời gian khấu hao của mỗi sản phẩm khi mua đồ. Đối với người giàu, việc mua hàng rẻ mà chất lượng kém, hạn sử dụng ngắn là một sự lãng phí.
Kevin O'Leary là người đồng sáng lập O'Leary Funds và SoftKey. Ông luôn tin rằng, bản thân ông mà mua xe là một việc làm cực kỳ lãng phí.
O'Leary giải thích: "Giả sử tôi bỏ ra 25.000 USD để mua một chiếc xe. Mỗi một năm, tiền xăng dầu, chi phí bảo dưỡng, phí đỗ xe và bảo hiểm cho ô tô là những khoản phát sinh thêm không hề nhỏ. Vậy mà chỉ sau 2 năm được sử dụng, chiếc xe có thể chỉ còn giá trị 12.000 USD.”
Có thể thấy rằng, chi phí thực của chiếc xe ngày càng gia tăng nhưng thời gian khấu hao lại quá ngắn.
Không dính vào bài bạc
Bài bạc là một "khoản đầu tư" không đáng tin cậy nhất. Càng bỏ ra nhiều tiền thì bạn càng khó đạt được sự thỏa mãn.
Đặc biệt, đồng tiền kiếm được từ công sức lao động thiết thực sẽ đem lại nhiều giá trị hơn so với việc phụ thuộc hết vào may rủi.
Không muốn bản thân nhàn hạ
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 bởi tạp chí Barclay’s Wealth cho thấy: 54% triệu phú muốn tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu; 60% những người có tài sản ròng trên 100 triệu USD cũng không có kế hoạch nghỉ hưu nhàn hạ.
Trong số đó, người ta phân tích rằng, hầu hết những người giàu có đều có sự nghiệp riêng vững chắc. Công việc đã trở thành một phần cuộc sống không thể tách rời.
Mặt khác, tiếp tục làm việc là cách hiệu quả nhất để duy trì sự minh mẫn, tránh rơi vào thói quen phung phí, xa hoa và thích hưởng thụ.
Theo Thạch Thảo/Khoevadep