Bất động sản Nhật Nam chuyển mình để bứt phá

Google News

Cùng với sự thoái trào của xu hướng đầu tư căn hộ cao cấp, BĐS Nhật Nam cũng đang dần chuyển hướng sang đầu tư căn hộ chung cư để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bat dong san Nhat Nam chuyen minh de but pha
Nhiều “ông lớn” trong ngành bất động sản phải bán bớt các dự án của mình để cơ cấu lại tài sản 
Ghi dấu phân khúc căn hộ cao cấp
Giai đoạn sau đại dịch, “gu” mua nhà của người dân Việt Nam chuyển hướng sang lựa chọn căn hộ cao cấp. Đồng thời với đó,
Điều này cũng là dễ hiểu khi tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang thuộc hàng cao nhất châu Á, với 1,4 triệu người tăng thêm mỗi năm. Tầng lớp trung lưu này đang có xu hướng chọn nhà để tận hưởng cuộc sống hơn là một nơi để về.
Bên cạnh đó, những căn hộ giá rẻ chỉ sau một thời gian ngắn đã bộc lộ những thiếu sót về chất lượng xây dựng cũng như tiện ích phục vụ cuộc sống của cư dân. Do đó, nhu cầu căn hộ cao cấp được dự báo sẽ tăng trong giai đoạn 2021 – 2022.
Nắm bắt nhu cầu thị trường tháng 5/2022, CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam tổ chức Lễ khánh thành khu Biệt thự cao cấp Nhật Nam, tại Xuân Khanh, Sơn Tây, Hà Nội. Dự án cách trung tâm Hà Nội chừng 40km, thuận tiện kết nối tới đầy đủ các tiện ích xung quanh. Trong bán kính 10km, cư dân nơi đây sẽ tận hưởng đầy đủ các tiện ích dân sinh khác như: trường học, chợ, khu du lịch văn hóa, khu nghỉ dưỡng, sân golf….
Hướng tới nhóm khách hàng có nhu cầu tận hưởng cuộc sống, thiết kế của các căn biệt thự tại đây đều mang âm hưởng của nghệ thuật kiến trúc châu Âu từ màu sắc chủ đạo đến việc xây dựng và bài trí trong từng ngóc ngách nhỏ.
Một cư dân tại khu biệt thự này cho biết, các căn biệt thự ở đây có không gian yên tĩnh và không khí trong lành. Thiếu kế nội thất của Nhật Nam theo phong cách tân cổ điển; toát lên nét sang trọng và đẳng cấp. "Sống tại Khu biệt thự này có cảm giác tận hưởng cuộc sống giữa trời châu Âu, muốn quên cả việc đi làm” người này nói.
Chia sẻ thêm về dự án này, ông Trịnh Văn Tôn, Phó Tổng Giám đốc của Nhật Nam cho biết, hiện công ty đang tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều tiện ích nội khu, hứa hẹn sẽ hình thành cộng đồng dân cư tinh hoa tại khu đô thị kiểu mới.
Hiện nay 37 căn biệt thự tại Sơn Tây đã được Nhật Nam bàn giao hết cho khách hàng, kèm theo đó là sổ đỏ cho tùng căn Biệt thự.
Thống kê của Nhật Nam cho biết khách hàng chủ yếu của các biệt thự này phần lớn là các doanh nhân thành đạt. Điều này vô hình chung đã gây tiếng vang và tạo uy tín cho Nhật nam trong giới doanh nhân nói chung và thị trường BĐS Hà nội nói riêng.
Đón đầu phân khúc căn hộ chung cư
Bước sang nửa cuối năm 2022, Chính phủ liên tục có các chính sách siết tín dụng, hạn chế nguồn vốn đổ vào BĐS khiến thị trường BĐS đang có dấu hiệu “chững” lại và dần đóng băng một số phân khúc.
Thêm vào đó, các động thái hút ròng tiền tệ của ngân hàng và sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán cũng khiến người dân có xu hướng giữ tiền phòng thủ hơn là đổ tiền vào các dự án cần tiêu tốn quá nhiều.
Điều đó lý giải tình trạng “chững lại” là tình trạng chung, nhưng với mỗi phân khúc lại thể hiện đặc điểm riêng.
Cụ thể, với căn hộ cao cấp phục vụ nghỉ dưỡng tạn hưởng cuộc sống, dự án luôn còn sẵn hàng, nhưng ít nhà đầu tư xuống tiền. Còn đối với dự án chung cư, phục vụ nhu cầu ơt thực luôn trong tình trạng dư mua.
Nguyên nhân bởi nguồn cung rất hạn chế, bởi theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong 2 năm qua, chỉ có 3 dự án chung cư được cấp phép. Riêng trong năm 2022 gần như không có dự án mới.
Dư mua kéo theo tình trạng giá tăng cao. Khảo sát mặt bằng giá tại batdongsan.com, giá bán các căn hộ tầm trung tại Hà Nội giao động từ 35-60 triệu đồng/m2, tương đương với giá từ 3 – 4 tỷ cho mỗi căn.
Nắm bắt xu thế này, Nhật Nam mới đây đã công bố chiến lược kinh doanh mới, tập trung vào phân khúc nhà chung cư tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh bằng cách thực hiện các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) dự án.
Bà Vũ Thị Thúy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Nhật Nam cho biết, trong nhiều năm trở lại đây, việc các quỹ đất ngày càng khan hiếm và tăng giá, thủ tục triển khai dự án bị siết chặt khiến việc xin cấp phép các dự án mới rất khó khăn.
Trong khi đó, bối cảnh siết tín dụng khiến nhiều “ông lớn” trong ngành BĐS phải bán bớt các dự án của mình để cơ cấu lại tài sản và trang trải các khoản vay.
Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch HĐQT Công ty Sohovietnam cho biết, công ty ông đã nhận được nhiều liên hệ nhờ bán dự án BĐS, từ khu đô thị văn phòng, resort cho tới dự án xây dang dở. Tuy nhiên, bên mua dự án không nhiều, vì các doanh nghiệp đang chủ động giữ tiền để phòng thủ trong bối cảnh biến động hiện nay.
Do đó, thời điểm hiện tại là cơ hội để các doanh nghiệp BĐS có tiềm lực tài chính, quỹ tiền mặt dồi dào như BĐS Nhật Nam thực hiện các thương vụ M&A.
Bà Vũ Thị Thúy, cho biết, với tiềm lực của mình, Nhật Nam đang tiến hành đàm phán mua lại các dự án chung cư dang dở tại Hà Nội và TP.HCM.
Từ chối nói rõ về các thương vụ này, tuy nhiên bà Thúy cho biết, sau khi các thương vụ M&A thành công, chỉ cần không quá nửa năm là có thể cung cấp lượng lớn căn hộ chung cư cho thị trường vốn đang thiếu nguồn cung.
Về giá cả, bà Thúy cũng cho biết sẽ ở mức hợp lý, bởi BĐS Nhật Nam hướng tới người dân có nhu cầu ở thực, nên sẽ có biện pháp để tránh trường hợp đầu cơ, thổi giá.
PV