Biết 5 bài học tài chính này nếu không muốn thất bại

Google News

Cho dù bạn sắp, đang, hay đã qua tuổi 20, những mẹo nhỏ này đều có lợi cho việc quản lý tài chính của bạn.

Tuổi 20 của tôi tràn đầy niềm vui và sự lạc quan. Từ một sinh viên chính quy, tôi kiếm được một công việc toàn thời gian, kiếm được tiền.
Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên nhận lương, cảm giác bản thân đã thực sự tự lập. Cũng khi ấy, tôi cảm thấy mình không thích hợp làm một người biết tiết kiệm. Tôi tiêu luôn số tiền mới nhận để mua đôi giày hàng hiệu Air Max mới nhất.
Biet 5 bai hoc tai chinh nay neu khong muon that bai
Ảnh minh họa. 
Với tôi, quản lý tài chính cho mục tiêu lâu dài là điều gì đó quá xa vời.
Tôi không nuối tiếc, nhưng thú thực mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu tôi biết đầu tư tiền bạc vào cái gì đó có lợi hơn là bộ sưu tập giày hiệu chẳng mấy khi dùng.
Vì vậy, nếu được quay lại 10 năm trước, tôi sẽ sống khác đi. Và đây là 5 bài học muộn màng mà cuộc đời đã dạy tôi.
Bài học 1: Tiết kiệm theo hiệu ứng hòn tuyết lăn
Lãi đơn là số tiền lãi chỉ tính trên số tiền gốc mà không tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra. Lãi kép là số tiền lãi không chỉ tính trên số tiền gốc mà còn tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra.
Nó chính là lãi tính trên lãi, hay còn gọi là ghép lãi (compounding). Khái niệm lãi kép rất quan trọng vì nó có thể ứng dụng để giải quyết rất nhiều vấn đề trong tài chính.
Nếu bạn gửi tiết kiệm 100 đô la mỗi tuần từ khi bạn 20, tiền gốc sẽ lên đến 200.000 đô la khi bạn 40. Còn nếu đến 30 tuổi bạn mới bắt đầu để dành thì bạn sẽ chỉ được 70.000 đô la.
Bài học 2: Xử lý hết nợ nần trước khi đầu tư
Tiền tiết kiệm được không cần nhờ vay mượn hay thẻ tín dụng còn tốt hơn là tiền thu hồi được nhờ đầu tư từ tiền đi vay.
Nếu bạn định trả tối thiểu 203 đô la mỗi tháng cho một thẻ tín dụng 10.000 đô la thì lãi suất sẽ tích lũy tới hơn 26.000 đô la chi phí lãi suất.
Đơn giản chỉ cần tăng gấp đôi số tiền trả nợ tối thiểu sẽ làm giảm chi phí này xuống còn gần 23.000 đô la.
Bài học 3: Đầu tư đa dạng
Về lâu dài (khoảng 7 năm hoặc hơn), đầu tư vào cổ phần và bất động sản sẽ hiệu quả hơn đầu tư an toàn, chẳng hạn như gửi tiết kiệm.
Một trong những điểm mạnh lớn nhất của bạn ở tuổi 20 là thời gian, và bạn có thể chịu nhiều rủi ro hơn so với người đang đến tuổi nghỉ hưu.
Đầu tư đa dạng có thể thực sự mang lại thành công. Hãy tìm kiếm lời khuyên của chuyên gia, xác định số tiền đầu tư bạn có thể xoay xở, và đầu tư ngay thôi.
Bài học 4: Cân bằng ngân sách
Hãy đặt mục tiêu như mua nhà hay đi du lịch. Tính toán chi phí cho mục tiêu của bạn và xem lại các khoản đầu tư, ngân sách của mình, và lập kế hoạch để đạt mục tiêu ấy.
Hãy nghiêm khắc với bản thân như khi bạn quyết tâm đi tập gym, hay quyết tâm ăn kiêng. Bạn sẽ mất kha khá thời gian trước khi đạt thành quả, nhưng sự chờ đợi sẽ vô cùng dáng giá.
Bài học 5: Kiếm kinh nghiệm quan trọng hơn kiếm tiền nóng
Tôi thấy nhiều người ở tuổi 20 đi làm những công việc không đúng ngành nghề, vì họ bị hấp dẫn bởi khoản tiền nóng mà công việc ấy mang lại.
Bạn phải biết rằng kinh nghiệm kiếm được từ những công việc lương-thấp-hơn có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng cần thiết cho sau này, để bạn có thể có một thu nhập ổn định và lâu dài.
Hãy đặt giới hạn cho bản thân, dành ra hai đến năm năm để học hỏi kinh nghiệm, đó sẽ là cơ sở để bạn phát triển sự nghiệp sau này.
Theo Trang Đặng/Giaoducmoi.vn