Bỏ phố về quê làm nông, nay nhẹ nhàng kiếm vài tỉ/năm

Google News

Chàng trai 9x bị chê "dại" vì quyết định bỏ phố về quê làm nông, không ngờ nay lại nhẹ nhàng kiếm vài tỉ/năm.

Mang tiếng "dại dột" vì bỏ phố về quê làm nông

Trong khi nhiều người thuộc thế hệ 9x chọn ở lại thành phố để sinh sống và phát triển sự nghiệp, một số người khác lại quyết định bỏ phố về quê làm nông. Tuy nhiên, phần lớn họ đều vấp phải cái nhìn e ngại, những đánh giá tiêu cực từ những người xung quanh.

Bo pho ve que lam nong, nay nhe nhang kiem vai ti/nam
 

Hạ Tiểu Lục (sinh năm 1990) tại Huệ Đông, Quảng Đông, Trung Quốc chính là một trường hợp “bỏ phố về quê” điển hình. Bất chấp sự phản đối và phê phán từ mọi người, anh vẫn kiên trì khởi nghiệp ở quê nhà và đạt được thành công vang dội.

Lần đầu Tiểu Lục trở về thôn, người trong thôn đều nói anh “dại dột”, họ thậm chí còn mỉa mai “liệu trồng trà có thể kiếm được bao nhiêu tiền”.

Kết quả, Tiểu Lục giờ đây đã kiếm được 1 triệu NDT/mỗi năm (gần 3,4 tỉ đồng).

Bí quyết nằm ở việc Tiểu Lục đã có ý tưởng và sẵn sàng dành thời gian, tâm huyết để biến ý tưởng thành hiện thực. Anh đã mất 5 năm đi khắp nơi để tìm được 4 mảnh đất tốt, từ đó xây dựng một vườn trà rộng 150 mẫu. 

Bo pho ve que lam nong, nay nhe nhang kiem vai ti/nam-Hinh-2
 

Loại trà anh trồng là dược liệu, có tên là Lục An Qua Phiến, giá thị trường hơn 1.000 NDT (3,4 triệu đồng)/kg, cao hơn từ 500 - 1.000 NDT (1,7 - 3,4 triệu đồng) so với giá trung bình của những loại trà khác ở địa phương. 

Mấu chốt nằm ở môi trường trồng trà. Các vườn trà của Tiểu Lục đều nằm trên núi, ở độ cao hơn 500m. Môi trường ở đây trong lành, chất đất tốt, kết quả là chất lượng trà cũng rất tốt.

Bo pho ve que lam nong, nay nhe nhang kiem vai ti/nam-Hinh-3
 

Bên cạnh đó, Tiểu Lục kiên quyết sử dụng phân bón hữu cơ thay vì dùng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học. Anh còn cố tình đợi đến khi lá trà mọc ra hai lá rồi mới hái, như vậy có thể đảm bảo lá trà có đủ dinh dưỡng.

Ngoài ra, trà của Tiểu Lục cần phải trải qua 9 công đoạn trong khâu chế biến. Chỉ riêng việc hong sấy đã phải làm tới 160 lần, cho đến khi lá trà hiện màu xanh đen, hình dáng giống như hạt dưa, trên bề mặt có một lớp sương trắng mới được coi là “đạt chuẩn”.

Không khó hiểu vì sao lá trà của Tiểu Lục lại có thể bán với giá đắt đỏ như vậy. 

Theo Hương Nguyễn/Người đưa tin