Cận cảnh đi săn sá sùng kiếm tiền triệu mỗi ngày

Google News

Mỗi dịp vào đông, người dân ven biển huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) lại í ới gọi nhau đi cuốc sá sùng, kiếm về tiền triệu rủng rỉnh, nuôi cả gia đình.

Sá sùng còn có tên gọi khác là sâm đất, sâu đất, bông thùa. Sá sùng xuất hiện nhiều ở các bãi đất cát pha bùn, các bãi triều nơi con nước mặn lên xuống. Bởi thế, nghề cuốc sá sùng/sâm đất trở thành một nghề vô cùng "hot" ở Vân Đồn, Quảng Ninh.

Can canh di san sa sung kiem tien trieu moi ngay

Người miền biển Vân Đồn thường đi cuốc sá sùng vào mỗi dịp vào đông.

Sá sùng là một loại hải sản sống ven biển, đặc sản của Vân Đồn, Quảng Ninh, thuộc loại động vật thân mềm, có kích thước nhỏ và dài khoảng 5-10 cm, có con dài hơn thì khoảng 15 - 18cm, nó không có tim, gan, phổi mà chỉ toàn là cát. Loại hải sản này thường sinh sống ở các vách đá hoặc dưới đất khi nước thủy triều rút.

Ở huyện Vân Đồn có 3 bãi nhiều sá sùng nhất là bãi sá sùng xã Minh Châu (447 ha), bãi sá sùng xã Quan Lạn (1342 ha), bãi sá sùng Chương Xá xã Đông Xá (khoảng 500 ha). Đây cũng là loại thực phẩm tự nhiên mang lại nguồn thu nhập khá cao cho người dân bởi giá trị dinh dưỡng của loài "hải sản" này.

Can canh di san sa sung kiem tien trieu moi ngay-Hinh-2

Muốn cào cuốc được sâm đất (sá sùng), đầu tiên phải biết chọn thời điểm con triều đã ròng rặt, bãi triều đã lộ mới dễ tìm ra các hang hay "mắt" của con sâm đất mà cuốc

Can canh di san sa sung kiem tien trieu moi ngay-Hinh-3

Người cuốc sâm đất tìm khu vực đất bãi có lỗ nhỏ ụ bùn cát đùn lên rồi cuốc bởi chính lỗ nhỏ này là hang, mắt có sâm đất. Chỗ nào thưa mắt thì chỗ đó càng có nhiều con to mà dày thịt. Muốn cuốc được sá sùng, phải tính được con nước khi nào xuống, lộ bãi mới tìm được mắt sá sùng để cuốc. Sau khi quan sát, chọn được điểm, thì bắt đầu giáng cuốc bắt sá sùng

Can canh di san sa sung kiem tien trieu moi ngay-Hinh-4

Việc này đòi hỏi người đào sâm đất phải nhanh, có kinh nghiệm bởi loại hải sản này nằm sâu từ 10 - 30 cm trong nhiều hang hốc. Lúc cuốc, phải cúi gập người lấy đà cuốc dồn dập vì khi đã xuống nhát cuốc đầu tiên thì những nhát sau phải đào thật nhanh. Giống sâm đất này tinh lắm, chỉ cần nghe một tiếng động nhỏ là nó luồn sâu xuống dưới, mất dấu không đào được.

Can canh di san sa sung kiem tien trieu moi ngay-Hinh-5

Sá sùng sau khi đã bắt được còn lem nhem bùn cát

Can canh di san sa sung kiem tien trieu moi ngay-Hinh-6

Theo dân gian, sá sùng/sâm đất có công dụng bổ thận, ích tinh, chữa yếu sinh lý, liệt dương. Thời xưa, sá sùng được dùng để cống cho vua, quan và chỉ những người giàu có mới có điều kiện thưởng thức. Bởi thế có lúc, giá của 1 kg sá sùng khô đắt ngang 1 chỉ vàng.

Can canh di san sa sung kiem tien trieu moi ngay-Hinh-7

Sá sùng có thể nướng, ăn chấm muối ớt vắt chanh, cũng có thể ướp muối ớt rồi nướng. Các nhà hàng thường dùng món này để mời khách lai rai cùng bia, giống như mực khô nướng xé nhỏ! Sá sùng vừa giòn, mềm, lại dai dai, có vị béo và ngọt nên càng ăn càng thấy ngon. Ảnh: COTO

Can canh di san sa sung kiem tien trieu moi ngay-Hinh-8

Sá sùng khô có giá đắt ngang chỉ vàng, đem chiên giòn hoặc thả vài con vào nồi lẩu, canh rất ngọt

Can canh di san sa sung kiem tien trieu moi ngay-Hinh-9

Theo Đông y, sá sùng có thể sử dụng như một vị thuốc cường dương, tăng sinh lực. Chính vì thế, chúng có giá trị kinh tế khá cao và bị đánh bắt quá mức nên số lượng ngày càng khan hiếm. Để chế biến làm thuốc, người ta sẽ ngâm sá sùng vào nước muối, sau đó luộc chín rồi đem phơi khô

Can canh di san sa sung kiem tien trieu moi ngay-Hinh-10

Sá sùng tươi được chế biến thành các món rán, xào, nướng hoặc nấu cháo cho người ốm để bồi bổ sức khỏe, ăn rất ngon. Tại các nhà hàng, món sâm đất xào, chiên… luôn là đặc sản của người sành ăn.

Nói về nghề đào sá sùng, những người bám trụ lâu năm với nghề này ở huyện Vân Đồn thừa nhận, nghề giúp họ nuôi sống cả gia đình, lo con cái học hành đến nơi đến chốn.

Theo Thế Nam / Sức khỏe đời sống